Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3348
Title: ĐáNH GIá KếT QUả PHáT HIệN DÂY THầN KINH VII TRONG PHẫU THUậT cấY đIệN CựC ốC TAI VớI THIếT Bị STIM BUR GUARD
Authors: ĐỖ TRUNG, ĐỨC
Advisor: CAO MINH, THÀNH
Keywords: Tai Mũi Họng
Issue Date: 2019
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: Nghe kém là khiếm khuyết về giác quan thường gặp nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của bệnh nhân. Điếc là tình trạng giảm sức nghe trên 90 dB. Điếc bẩm sinh là tình trạng bệnh lý mất hoàn toàn khả năng nghe ngay từ giai đoạn sơ sinh. Điếc và nghe kém được tổ chức y tế thế giới xếp vào nhóm bệnh tàn tật từ năm 2004 [1], sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ điếc - câm, vì trẻ không có ngôn ngữ nên không thể giao tiếp được, sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều trị trẻ nghe kém và điếc đã có những bước tiến bộ lớn trong những năm gần đây với sự ra đời của phương pháp cấy điện cực ốc tai. Cấy điện cực ốc tai là phẫu thuật đặt một thiết bị có khả năng biến những âm thanh thành các tín hiệu điện thông qua các điện cực đặt bên trong ốc tai, từ đó các tín hiệu này được chuyển đến tế bào của hạch xoắn và theo dây thần kinh thính giác trở về vỏ não [2]. Phẫu thuật cấy điện cực ốc tai có thể gặp những tai biến trong và sau phẫu thuật. Một trong những biến chứng nặng nề cần phải kể tới là tổn thương thần kinh mặt trong phẫu thuật. Ajallouyean M và cộng sự (2011) đã thực hiện 262 trường hợp cấy điện cực ốc tai từ 3/2006 – 7/2009, biến chứng thường gặp nhất là liệt mặt chiếm 5,7% [3]. Vì vậy, song song với việc phát triển các kĩ thuật cấy điện cực ốc tai, các nhà phẫu thuật cũng nghiên cứu để giảm tối đa nguy cơ tổn thương dây VII trong phẫu thuật như: tiên lượng trước phẫu thuật các yếu tố nguy cơ tổn thương dây VII dựa vào chẩn đoán hình ảnh, sử dụng các thiết bị giúp phát hiện dây VII trong phẫu thuật. Chẩn đoán hình ảnh có vai trò rất quan trọng như một bản đồ định hướng cho phẫu thuật viên để tiên lượng những thuận lợi và khó khăn khi phẫu thuật, nhằm mục đích giảm tối đa các biến chứng dù nhỏ nhất. Từ những năm 90 của thế kỷ trước với sự ra đời của cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò với các lát cắt 1mm, giúp cho việc tái tạo hình ảnh không gian đa chiều, có thể khảo sát xương thái dương với nhiều mặt phẳng khác nhau giúp đánh giá các cấu trúc một cách chi tiết [4]. Trong số các thiết bị giúp phát hiện dây VII trong phẫu thuật, thiết bị Stim Bur Guard tích hợp với hệ thống giám sát toàn vẹn thần kinh NIM cho phép phẫu thuật viên nhận dạng chính xác các nơron thần kinh trong phẫu thuật bằng cách theo dõi chức năng thần kinh vận động. Trên thế giới có một số nghiên cứu đã chứng minh thiết bị Stim Bur Guard cung cấp thông tin quan trọng và cần thiết về vị trí của dây VII cũng như bất thường về giải phẫu dây VII. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu đi cụ thể vào vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Đánh giá kết quả phát hiện dây thần kinh VII trong phẫu thuật cấy điện cực ốc tai với thiết bị Stim Bur Guard” với hai mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 1. Mô tả hình ảnh xương chũm và đoạn 3 dây thần kinh VII trên phim cắt lớp vi tính 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị Stim Bur Guard phát hiện và giảm tỉ lệ tổn thương dây thần kinh VII trong phẫu thuật cấy điện cực ốc tai
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3348
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0442ĐỖ TRUNG ĐỨC - TMH 13.11.pdf
  Restricted Access
2.12 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.