Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3330
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorLê, Thanh Đức-
dc.contributor.authorNguyễn, Thị Lý Linh-
dc.date.accessioned2021-12-31T03:17:31Z-
dc.date.available2021-12-31T03:17:31Z-
dc.date.issued2021-11-21-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3330-
dc.description.abstractQua nghiên cứu 71 bệnh nhân UĐDSD tại Bệnh viện K từ năm 2016 đến năm 2020, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. - Tuổi trung bình là 51,6 ± 15,7 tuổi; Phần lớn bệnh nhân ở nhóm tuổi 40-60 (46,5%), với tỉ lệ mãn kinh là 62,5%. - Triệu chứng lâm sàng lúc vào viện đa phần là đau bụng vùng hạ vị (73,2% ), ngoài ra còn có thể tự sờ thấy khối u, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đại- tiểu tiện. - Trên chẩn đoán hình ảnh: u phần lớn ở 1 bên, kích thước u trung bình là 11,5 ± 5,2 cm. Trên siêu âm, nhóm UTBH chủ yếu là cấu trúc hỗn hợp phần đặc và thanh dịch, với tính chất giảm âm hoặc hỗn hợp âm. Ngược lại nhóm u xơ-vỏ đa phần là khối đặc hoặc hỗn hợp với tính chất giảm âm. - Nồng độ CA-125 trong máu trước điều trị là 110,5 ± 159,6 U/mL, tỷ lệ tăng CA-125 là 63,7%. - Phối hợp đặc điểm về dịch tễ, cũng như các dấu hiệu gợi ý ác tính trên chẩn đoán hình ảnh và nồng độ CA-125 giúp các nhà lâm sàng dự đoán được bản chất ác tính ở 82,1% số ca u tế bào hạt. - Thể mô bệnh học chủ yếu là nhóm u tế bào hạt và nhóm u xơ-vỏ (39,4% và 60,6%); U tế bào hạt người lớn chiếm 92,8% trong nhóm u tế bào hạt buồng trứng. - Đa phần bệnh nhân u tế bào hạt người lớn ở giai đoạn I với 69,2%, tiếp theo là giai đoạn II và III với 19,2% và 11,5%, không có BN giai đoạn IV. 2. Kết quả điều trị - Phẫu thuật là phương pháp chủ đạo và duy nhất trong nhóm u xơ-vỏ; 57,1% bệnh nhân u tế bào hạt cần điều trị hóa chất bổ trợ, xạ trị và nội tiết chưa được sử dụng. - Phác đồ hóa chất bổ trợ chủ yếu là BEP (Bleomycin, Etoposide, và Cisplatin), phác đồ thay thế có thể là EP (Etoposid và Cisplatin) hoặc PC (Pactitacel và Carboplatin). - Thời gian theo dõi trung bình là 37,0 ± 17,6 tháng: 2 bệnh nhân tử vong và 5 bệnh nhân tái phát, đều thuộc nhóm u tế bào hạt. - OS và DFS 5 năm của các bệnh nhân u tế bào hạt người lớn là 83,3% và 66,7%. Tỷ lệ tái phát là 17,9%, thời gian tái phát trung bình là 33,4 ± 13,0 tháng, ngắn nhất là sau 11,8 tháng và dài nhất là 45 tháng. - Giai đoạn bệnh và tổn thương đại thể còn sót lại sau phẫu thuật là yếu tố tiên lượng đáng kể đến sống thêm không bệnh.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Dịch tễ học 3 1.1.1. Trên thế giới 3 1.1.2. Tại Việt Nam 4 1.2. Giải phẫu buồng trứng 4 1.3. Phân loại mô bệnh học 5 1.4. Chẩn đoán bệnh 7 1.4.1. Lâm sàng 8 1.4.2. Cận lâm sàng 10 1.4.3. Chẩn đoán giai đoạn 14 1.5. Điều trị 16 1.5.1. Điều trị phẫu thuật. 16 1.5.2. Điều trị sau phẫu thuật 19 1.5.3. Điều trị bệnh tái phát 22 1.6. Tiên lượng 23 1.6.1. Giai đoạn bệnh 23 1.6.2. Mô bệnh học và độ mô học 24 1.6.3. Các yếu tố khác 24 1.6. Một số nghiên cứu về u đệm dây sinh dục trên thế giới 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.3.2. Mẫu nghiên cứu 26 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin 27 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 27 2.4.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu 27 2.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 27 2.4.3. Các thông tin về điều trị 29 2.4.4. Kết quả điều trị 30 2.5. Sai số và khống chế sai số 31 2.6. Quản lý và phân tích số liệu 31 2.7. Đạo đức nghiên cứu 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 34 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 34 3.1.1. Tuổi và tình trạng kinh nguyệt 34 3.1.2. Tiền sử 36 3.1.3. Triệu chứng cơ năng và thực thể 36 3.1.4. Đặc điểm u trên chẩn đoán hình ảnh 38 3.1.5. Chẩn đoán trước điều trị và giá trị của sinh thiết tức thì trong mổ 44 3.1.6. Phân loại thể giải phẫu bệnh 45 3.1.7. Giai đoạn bệnh nhóm u tế bào hạt 46 3.2. Kết quả điều trị 47 3.2.1. Nhóm u xơ- vỏ 47 3.2.2. Nhóm u tế bào hạt 48 3.2.3. Kết quả theo dõi sau điều trị nhóm u tế bào hạt 51 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 57 4.1.1. Đặc điểm tuổi, tình trạng kinh nguyệt. 57 4.1.2. Tiền sử 58 4.1.3. Triệu chứng cơ năng 58 4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 60 4.2. Chẩn đoán trước phẫu thuật và giá trị của sinh thiết tức thì trong mổ 65 4.3. Phân nhóm giải phẫu bệnh 66 4.4. Phân bố giai đoạn bệnh 68 4.5. Kết quả điều trị. 69 4.5.1. Các phương pháp điều trị 69 4.5.2. Kết quả theo dõi sau điều trị nhóm u tế bào hạt và một số yếu tố tiên lượng 75 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectu đệm dây sinh dục buồng trứngvi_VN
dc.titleNHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U ĐỆM DÂY SINH DỤC BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN Kvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV- NGUYỄN THỊ LÝ LINH.doc
  Restricted Access
1.49 MBMicrosoft Word
LV- NGUYỄN THỊ LÝ LINH.pdf
  Restricted Access
1.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.