Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3276
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐào Xuân, Cơ-
dc.contributor.advisorNgô Quý, Châu-
dc.contributor.authorBàn Thị, Huệ-
dc.date.accessioned2021-12-24T03:08:45Z-
dc.date.available2021-12-24T03:08:45Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3276-
dc.description.abstractGiới thiệu: Thang điểm DECAF (dyspnea, eosinopenia, consolidation, acidaemia, atrial fibrillation) được xây dựng 2012 nhằm dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thang điểm này đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hiệu quả trong tiên lượng kết cục đầu ra của bệnh nhân, tuy nhiên, ở Việt Nam, thang điểm DECAF còn chưa được ứng dụng phổ biến và ít nghiên cứu về hiệu quả thực tiễn. Mục tiêu: Đánh giá thang điểm DECAF trong tiên lượng nguy cơ tử vong và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 78 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021. Tiêu chuẩn đầu vào là các bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính theo GOLD 2019, nhập viện vì đợt cấp theo tiêu chuẩn của Anthonisen, chúng tôi cũng loại khỏi nghiên cứu các bệnh nhân đã thở máy xâm nhập từ tuyến trước, các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Các số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0. Chúng tôi theo dõi các bệnh nhân trong vòng 6 tháng sau đó chia các bệnh nhân thành nhóm sống và nhóm tử vong để tìm mối liên quan giữa các thông số thu thập được, bao gồm các thông tin chung, triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm với kết cục đầu ra của bệnh nhân. Đường cong ROC được sử dụng để đánh giá độ chính xác của các thang điểm trong dự đoán kết cục tử vong của bệnh nhân. Kết quả: Có 16,7% bệnh nhân tử vong, 83,3% sống sau tổng thời gian theo dõi 6 tháng. Các bệnh nhân điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực (ICU), phải dùng thuốc vận mạch, có pH máu giảm, pCO2 máu tăng, Ure, Creatinin máu tăng có tỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa thống kê P<0.05. Tỷ lệ tử vong của nhóm DECAF >= 3 cao hơn so với nhóm DECAF 0-2 có ý nghĩa thống kê (P<0.05) với độ nhạy 69,2%, độ đặc hiệu 91,0% và tỷ suất chênh OR = 22. DECAF có diện tích dưới đường cong ROC = 0.831, cao hơn CURB 65 (0.804), APACHE 2 (0.702), và thấp hơn BAP 65 (AUROC = 0.900).vi_VN
dc.description.tableofcontentsLỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) 3 1.1.1. Lịch sử bệnh BPTNMT 3 1.1.2. Định nghĩa BPTNMT và đợt cấp BPTNMT 4 1.1.3. Dịch tễ học 5 1.1.4. Tình hình dịch tễ đợt cấp BPTNMT 7 1.1.5. Nguyên nhân gây ra đợt cấp và các yếu tố nguy cơ 7 1.1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 9 1.1.7. Chẩn đoán BPTNMT và chẩn đoán đợt cấp BPTNMT 14 1.2. Tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT – Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 18 1.2.1. Tỷ lệ tử vong và nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân BPTNMT 18 1.3. Các thang điểm dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT – nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới 20 1.3.1. Thang điểm DECAF 20 1.3.2. Thang điểm CURB65 24 1.3.3. Thang điểm BAP65 26 1.3.4. Thang điểm APACHE II 28 1.4. Các yếu tố liên quan đến tử vong 30 1.4.1. Các thông tin chung 30 1.4.2. Các thông tin lâm sàng về tiền sử 32 1.4.3. Các thông tin lâm sàng của đợt cấp 35 1.4.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng 37 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 42 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42 2.2. Thời gian và địa điểm 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu 43 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: tiến cứu 43 2.3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu 43 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 43 2.4.1. Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43 2.4.2. Các biến số thuộc mục tiêu 1 44 2.4.3. Các biến số thuộc mục tiêu 2 50 2.5. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu 53 2.6. Xử lý và phân tích số liệu 54 2.6.1. Sử lý số liệu 54 2.6.2. Phân tích số liệu 54 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 58 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 59 3.1.1. Đặc điểm phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi 59 3.1.2. Đặc điểm phân bố mẫu nghiên cứu theo giới 60 3.1.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về thời gian mắc BPTNMT 60 3.1.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về các đợt cấp trong vòng 12 tháng gần nhất 61 3.1.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (BMI) 61 3.1.6. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo mức độ nặng của đợt cấp 62 3.1.7. Tỷ lệ tử vong của mẫu nghiên cứu 63 3.2. Giá trị của thang điểm DECAF trong tiên lượng nguy cơ tử vong 64 3.2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo thang điểm DECAF 64 3.2.2. Đường cong ROC của thang điểm DECAF tại các thời điểm thời điểm 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 65 3.2.3. Tìm điểm cắt của thang điểm DECAF dự đoán nguy cơ tử vong trong vòng 1 tuần kể từ thời điểm nhập viện ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 67 3.2.4. So sánh thang điểm DECAF với các thang điểm: CURB 65, BAP 65, APACHE II 68 3.3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 72 3.3.1. Khảo sát một số yếu tố liên quan riêng lẻ với tử vong 72 3.3.3. Khảo sát mối liên quan giữa các đặc điểm cận lâm sàng với nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 79 3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến bằng mô hình Cox 83 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85 4.1. Tỷ lệ tử vong và cách phân chia các mốc thời gian 85 4.2. Giá trị của thang điểm DECAF trong tiên lượng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 86 4.2.1. Phân bố bệnh nhân trong nghiên cứu theo thang điểm DECAF 86 4.2.2. Điểm cắt của thang điểm DECAF 88 4.2.3. Đường cong ROC và độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm DECAF dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 89 4.2.4. So sánh giá trị của thang điểm DECAF với thang điểm BAP 65 90 4.2.5. So sánh giá trị của thang điểm DECAF với thang điểm CURB 65 92 4.2.6. So sánh giá trị của thang điểm DECAF với thang điểm APACHE II 94 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT 95 4.3.1. Mức độ khó thở nền theo eMRCD 95 4.3.2. Liên quan giữa các bệnh đồng mắc và tử vong 96 4.3.3. Các thông số trên khí máu động mạch 97 4.3.4. Nồng độ Urê máu 98 KẾT LUẬN 99 KHUYẾN NGHỊ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectNội khoavi_VN
dc.subject8720107vi_VN
dc.titleĐánh giá thang điểm DECAF trong tiên lượng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTBanThiHue.docx
  Restricted Access
844.82 kBMicrosoft Word XML
2021NTBanThiHue.pdf
  Restricted Access
1.61 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.