Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3264
Title: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh hẹp động mạch thận ở trẻ em
Authors: Nguyễn Thị, Dung
Advisor: Đặng Thị Hải, Vân
Keywords: Hẹp động mạch thận;Tăng huyết áp
Issue Date: 10/2021
Abstract: Hẹp động mạch thận là thuật ngữ chung đề cập đến bất kỳ tổn thương nào gây ra hẹp động mạch thận làm suy giảm lưu lượng máu đến thận.1 Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất và có thể điều trị được của tăng huyết áp (THA) thứ phát ở trẻ em do nguyên nhân mạch máu. Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, chiếm tỉ lệ 1%-2%.2 Trong khi tăng huyết áp ở người lớn, hơn 90% là tăng huyết áp nguyên phát, thì ở trẻ em chủ yếu là do thứ phát. Trẻ càng nhỏ nguyên nhân thứ phát càng cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tăng huyết áp ở trẻ em là bệnh lý hẹp động mạch thận (renal artery stenosis- RAS), chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong tổng số các trường hợp có THA và là nguyên nhân đứng thứ hai gây tăng huyết áp ở trẻ em, sau nguyên nhân bệnh lý tại thận. 3,4,5 Hẹp động mạch thận có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên, gây ra do các tổn thương tại mạch thận hoặc do các tổn thương bên ngoài chèn ép vào mạch thận. THA do hẹp động mạch thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tăng huyết áp ác tính, tăng huyết áp từng cơn, đột ngột và khó kiểm soát, dẫn tới tai biến mạch máu não hoặc suy tim cấp.1 Ngoài ra, bệnh nhân hẹp động mạch thận còn có nguy cơ cao gặp biến chứng teo thận, suy thận tiến triển.3 Hẹp ĐMT hai bên khiến cho việc dùng thuốc hạ áp trở nên khó khăn vì các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II bị chống chỉ định trong trường hợp này. Phần lớn, bệnh nhân hẹp ĐMT không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán muộn. Hầu hết bệnh chỉ được phát hiện khi đã gây ra những biến chứng tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp, do đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đối với trẻ em, bên cạnh việc kiểm soát huyết áp cần phải coi trọng việc bảo tồn chức năng thận.1 Vì vậy việc phát hiện sớm, quản lý và điều trị hẹp động mạch thận là đặc biệt quan trọng. Những nghiên cứu ưu tiên hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới về hẹp động mạch thận là tập trung vào việc chẩn đoán sớm, chính xác, so sánh giá trị giữa các phương tiện chẩn đoán và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau.3,4,5 Với những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh, điều trị nội khoa và tái thông ĐMT bằng can thiệp qua da đã làm thay đổi bức tranh của bệnh lý hẹp ĐMT trên phương diện chẩn đoán và điều trị. Điều trị hẹp ĐMT có nhiều thay đổi nhờ vào những tiến bộ trong phẫu thuật mạch máu, sự ra đời của kỹ thuật tái thông mạch máu qua da cũng như những nhóm thuốc hạ áp mới. Về mặt lý thuyết, tái thông ĐMT sẽ phục hồi tưới máu thận nhờ vậy làm giảm huyết áp, bảo tồn chức năng thận, giảm các biến cố tim mạch và tỷ lệ tỷ vong. Ở Việt Nam những nghiên cứu về hẹp động mạch thận còn hạn chế đặc biệt là ở trẻ em. Vậy cao huyết áp do hẹp ĐMT có đặc điểm gì? Giá trị của các phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh là gì? Kết quả điều trị của bệnh lý này ở trẻ em như thế nào? Với mong muốn trả lời những vấn đề mà thầy thuốc lâm sàng đang quan tâm về bệnh lý này, chúng tôi tiến hành đề tài : “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh hẹp động mạch thận ở trẻ em” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh hẹp động mạch thận ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét kết quả điều trị hẹp động mạch thận ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3264
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenthidung.docx
  Restricted Access
5.27 MBMicrosoft Word XML
2021NTnguyenthidung.pdf
  Restricted Access
2.39 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.