Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3245
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN PHỔI GIAI ĐOẠN III TẠI BỆNH VIỆN K
Tác giả: NGUYỄN MAI, LAN
Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THÁI, HÒA
Từ khoá: Ung thư
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ung thư phổi (UTP) là một trong 3 bệnh lý ác tính thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phạm vi toàn cầu (chiếm 18,4%)1.Theo GLOBOCAN 2018, tại Việt Nam, UTP là bệnh ung thưphổ biến thứ 2 sau ung thư gan. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này vẫn còn rất cao, trong đó tỷ lệ mới mắc và tử vong của nam gấp 3 lần nữ giới2. Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, UTP được chia làm 2 nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tếbào nhỏ, trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 85%2-4.Trong đó, Ung thư biểu mô tuyến(UTBMTP) chiếm hơn 40% UTP nói chung và khoảng 60% UTPKTBN.Trong số các bệnh nhân UTPKTBN mới được chẩn đoán, khoảng 40 % trường hợp tiến triển tại vùng, không phẫu thuật được.Bệnh UTPKTBN giai đoạn III gặp khoảng 22% tại thời điểm chẩn đoán ban đầu và tỷ lệ sống thêm 5 năm dao động từ 5 đến 20%, kết quả này phụthuộc vào phương pháp điều trị5. Phẫu thuật đóng vai trò hạn chế vì đa số các trường hợp không thể cắt bỏ triệt để. Di căn xa là thất bại thường gặp nhất đối với các nghiên cứu về xạ trị đơn thuần.Đây chính là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu phối hợp hóa và xạ trị6. Trước đây, UTPKTBN nói chung trong đó có UTBMTP được coi là loại ít đáp ứng với hóa chất. Tuy nhiên, phân tích tổng hợp từ 53 thử nghiệm lâm sàng với 9387 bệnh nhân UTPKTBN, nhóm hợp tác Ung thư phổi không tế bào nhỏđã cho thấy vai trò của điều trị hóa chất, đặc biệt là phác đồ có Cisplain làm tăng thời gian sống (TGS)7.Vai trò của hóa xạ trị kết hợp trong UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được đã được Dillman và cộng sự tiến hành trong thử nghiệm CALGB - 8433 cho thấy đáp ứng khối u của nhóm kết hợp hóa chất (Cisplain và Vinblastine) với xạ trị là 54 %, cao hơn nhóm Xạ trị đơn thuần (43%); TGS trung bình 13,7 tháng ở nhóm điều trị kết hợp so với 9,6 tháng ở nhóm chỉ xạ trị đơn thuần8. Nghiên cứu của Crino và Cộng sự trên 66 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được, cho thấy tỷ lệ đáp ứng là 52% ở nhóm hóa xạ trị kết hợp (hóa chất Cisplatin và Etoposide) và 32% ở nhóm xạ trị đơn thuần. TGS trung bình ở hóa xạ trị kết hợp là 52 tuần và ở nhóm xạ trị đơn thuần là 36 tuần9. Gần đây trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hóa xạ trị đồng thời (HXTĐT) trong điều trị UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được. Các nghiên cứu trên số lượng lớn bệnh nhân và có sự so sánh ngẫu nhiên với hóa xạ trị tuần tự (HXTTT) và xạ trị đơn thuần. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy ưu thế thuộc về HXTĐT cả về đáp ứng và thời gian sống thêm10-12. Từ kết quả của các nghiên cứu, HXTĐT sử dụng Cisplatin, Etoposide cùng xạ trị 3D-CRT được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đã trở thành phác đồ điều trị chuẩn UTBMTP giai đoạn III không phẫu thuật được tại Việt Nam.Tại bệnh viện K, đây là phác đồ điều trị phổ biến cho giai đoạn này trong thời gian gần đây và cần được đánh giá về kết quả điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu : 1. Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn III taị bệnh viện K. 2. Nhận xét một số tác dụng không mong muốncủa hóa xạ trị đồng thời ở nhóm bệnh nhân trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3245
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0881.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.67 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.