Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3236
Title: MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ TỰ KHÁNG THỂ TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ
Authors: NGUYỄN KIỀU, TRANG
Advisor: VŨ HUY, LƯỢNG
LÊ HỮU, DOANH
Keywords: Da liễu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một trong những bệnh tổ chức liên kết tự miễn thường gặp. Bệnh có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, đặc trưng bởi sự xuất hiện các tự kháng thể kháng lại các kháng nguyên đích trong nhân, bào tương, màng tế bào, huyết tương hay các protein nền1. Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như da, gan, thận, phổi, tim2 3. Dựa trên những nghiên cứu về sinh bệnh học, lâm sàng, tiến triển bệnh, người ta chia lupus ban đỏ thành hai thể chính là lupus đỏ hình đĩa kinh diễn (Discoid Lupus Erythematosus - DLE) và SLE. Cho đến nay đã có hơn 100 kháng nguyên nhân hòa tan được biết đến trong các bệnh tổ chức liên kết và các tự kháng thể đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học lupus. Mặc dù sự có mặt của các tự kháng thể này trong lupus được biết tới từ nhiều năm nay song việc nghiên cứu làm sáng tỏ về cơ chế bệnh sinh, ý nghĩa chẩn đoán, tiên lượng vẫn được tiếp tục thực hiện. Một số tự kháng thể có mối liên quan đối với tổn thương da, một số có vai trò quan trọng với các tổn thương nội tạng. Kháng thể anti ds-DNA hữu ích cho việc chẩn đoán xác định và theo dõi đợt cấp lupus, liên quan với tổn thương thần kinh và thận 4. Kháng thể anti Smith đặc hiệu cao đối với bệnh lupus ban đỏ. Kháng thể anti SSA và anti SSB có liên quan đến lupus sơ sinh, nhạy cảm ánh sáng và hội chứng Sjogren 4. Kháng thể anti Phospholipid và yếu tố chống đông lupus (lupus anticoagulant – LA) có liên quan với hội chứng kháng phospholipid, bệnh mạch máu não và triệu chứng tâm thần kinh ở bệnh nhân lupus 4. Kháng thể p-ANCA có mặt trong bệnh lupus có viêm mạch 5. Mặc dù bệnh đã được biết đến từ rất lâu song hiện nay việc chẩn đoán và đánh giá mức độ hoạt động của bệnh còn nhiều khó khăn. Vì vậy đặc điểm của các tự kháng thể trong lupus ban đỏ cùng với kiến thức về đặc điểm bệnh ở các quần thể bệnh nhân khác biệt rất hữu ích cho việc đánh giá biểu hiện lâm sàng tiên lượng và theo dõi bệnh nhân lupus. Ở Việt Nam việc ứng dụng các xét nghiệm tự kháng thể ngày càng nhiều, đã có một số nghiên cứu về kháng thể kháng nhân và một số tự kháng thể trong lupus được thực hiện 6 7 8. Các nghiên cứu này đã đưa ra những đánh giá ban đầu về đặc điểm tự kháng thể trong bệnh lupus ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng mẫu nghiên cứu còn chưa nhiều, các kết quả vẫn có những điểm chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Do vậy, việc tiếp tục mở rộng nghiên cứu với phương pháp xác định tự kháng thể khác nhau là cần thiết để có được những thông tin chính xác, khách quan hơn về đặc điểm tự kháng thể trong quần thể bệnh nhân Lupus tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và một số tự kháng thể trong bệnh lupus ban đỏ” với 2 mục tiêu: • Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân Lupus ban đỏ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. • Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với một số tự kháng thể ở bệnh nhân lupus ban đỏ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3236
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0872. NGUYỄN KIỀU TRANG nop quyen in.pdf
  Restricted Access
2.9 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.