Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3234
Nhan đề: | ĐặC ĐIểM HồI PHụC NHịP TIM SAU BàI TậP VậN CƠ TĩNH Và ĐộNG ở NGƯờI BìNH THƯờNG Và BệNH NHÂN SUY TIM |
Tác giả: | NGUYỄN ĐỖ, QUÂN |
Người hướng dẫn: | LÊ ĐÌNH, TÙNG |
Từ khoá: | Tim mạch |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 5 triệu người mới mắc suy tim hàng năm trên toàn thế giới và gánh nặng kinh tế cho chăm sóc, điều trị bệnh nhân suy tim cũng tiêu tốn nhiều tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tỉ lệ suy tim và nguyên nhân gây suy tim rất khác nhau ở các nước. Tại Việt Nam, chưa có thống kê trong cộng đồng nhưng thống kê trong bệnh viện có tới hơn 60% người bệnh nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim với các mức độ khác nhau. Tiên lượng của bệnh nhân suy tim cũng rất tồi, khi bệnh nhân đã có biểu hiện lâm sàng thì có tới gần 50% bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm kể từ khi phát hiện ra suy tim trên lâm sàng, cho dù đã được điều trị.1 Ở trạng thái bình thường hệ tim mạch hoạt động dưới sự phối hợp của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm thuộc thần kinh tự chủ. Các bất thường trong hoạt động của hệ thống thần kinh tự chủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.2-4 Bệnh nhân suy tim hầu hết đều có rối loạn tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và giảm hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm. Những bất thường này dẫn tới tăng hậu gánh đối với hệ tim mạch đồng thời làm tăng sự bất ổn định của cơ tim, dẫn đến nguy cơ ngừng tim, nhồi máu cơ tim và đột tử. Rối loạn chức năng của hệ thần kinh giao cảm là yếu tố tiên lượng xấu, tăng nguy cơ tử vong ở các người bệnh mắc bệnh lý suy tim.5, 6 Có nhiều phương pháp để đánh giá rối loạn thần kinh tự chủ bao gồm: đáp ứng của nhịp tim với các thuốc ức chế dẫn truyền, phân tích biến thiên nhịp tim, đo độ nhạy phản xạ gân xương. 7-11 Tuy nhiên các phương pháp này đều có chi phí đắt hoặc yêu cầu một phương pháp tính toán phức tạp do đó khó áp dụng được trong lâm sàng. Một phương pháp đơn giản hơn đó là đánh giá thời gian hồi phục nhịp tim sau hoạt động gắng sức được định nghĩa là hiệu số tuyệt đối giữa nhịp tim tối đa khi gắng sức và nhịp tim tại các thời điểm khác nhau trong thời kỳ nghỉ ngơi sau gắng sức 12, 13 đơn giản, dễ áp dụng trong lâm sàng hơn và được xem là một công cụ hiệu quả để đánh giá hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Thời gian hồi phục nhịp tim nhằm đánh giá mức độ nhanh – chậm của quá trình hồi phục nhịp tim, qua đó gián tiếp đánh giá các bất thường của hệ thống thần kinh tự chủ. Hồi phục nhịp tim nói chung và hồi phục nhịp tim trên bệnh nhân suy tim nói riêng đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới như: Morshedi – Meibodi và cộng sự (2002), Racine và cộng sự (2003), Ba và cộng sự (2008), các nghiên cứu đều chỉ ra hồi phục nhịp tim chậm hơn ở nhóm bệnh nhân suy tim, đồng thời hồi phục nhịp tim chậm liên quan đến tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hồi phục nhịp tim trên đối tượng người Việt Nam khỏe mạnh cũng như người bệnh suy tim Việt Nam, nhóm đối tượng có nhiều đặc điểm riêng do thường được phát hiện muộn cũng như căn nguyên gây suy tim có nhiều khác biệt. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thời gian hồi phục nhịp tim sau bài tập vận cơ tĩnh và động” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hồi phục nhịp tim và một số thông số huyết động ở người khỏe mạnh sau bài tập vận cơ động và tĩnh. 2. So sánh sự khác biệt về thời gian phục hồi nhịp tim sau các bài tập cơ nói trên ở người khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân suy tim. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3234 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
0869. nguyen do quan - tim mach in nop thu vien.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 3.09 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.