Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3233
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG
Authors: NGUYỄN HỮU, TÂN
Advisor: TRẦN THỊ HẢI, VÂN
TRẦN THỊ THU, TRANG
Keywords: Y học cổ truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là một hội chứng bệnh phổ biến trên lâm sàng, biểu hiện bằng các triệu chứng bệnh lý của cột sống thắt lưng và các rễ thần kinh thắt lưng cùng1. HCTLH không ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng nhưng thường gây đau và hạn chế vận động vùng cột sống thắt lưng (CSTL) làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, có đến 80% dân số bị đau vùng cột sống thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Tại Mỹ, HCTLH là nguyên nhân đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, bệnh gặp ở cả nam và nữ, thường thấy trong độ tuổi lao động2. Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng hông được chia thành hai nhóm chính: Do nguyên nhân cơ học hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể. Trong các nguyên nhân cơ học: Thoát vị đĩa đệm CSTL và thoái hóa CSTL là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Thoát vị đĩa đệm CSTL chiếm tỷ lệ khoảng 63 – 73% tổng số đau CSTL và chiếm tỷ lệ 72% trường hợp đau dây thần kinh hông to 2. Ở Việt Nam, thoái hóa CSTL chiếm tỷ lệ 31% trong tổng số bệnh nhân bị thoái hóa khớp điều trị tại khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 – 2000)3. Hiện nay, điều trị HCTLH bằng Y học hiện đại (YHHĐ) có các phương pháp như: Điều trị bảo tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật điều trị. Mỗi phương pháp đều có những điểm hạn chế. Điều trị nội khoa bằng các thuốc chống viêm giảm đau trong thời gian kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Viêm, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… hoặc có những ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận. Phương pháp phẫu thuật cũng tồn tại những tai biến trong khi mổ hoặc có những biến chứng ở giai đoạn hậu phẫu trên bệnh nhân. Theo quan điểm của Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng thắt lưng hông được mô tả trong phạm vi “chứng Tý” với các bệnh danh: “Yêu thống” hoặc “Yêu cước thống”4. Việc điều trị HCTLH trong YHCT bao gồm: Phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, trong đó châm cứu là phương pháp điều trị có tác dụng giảm đau và phục hồi vận động CSTL, đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học5. Có nhiều phương pháp châm để điều trị HCTLH như: Hào châm, điện châm, mãng châm, laser châm… với những phương huyệt khác nhau nhằm giảm đau và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Tại Trung Quốc, việc điều trị HCTLH bằng châm cứu theo phương pháp Cận tam châm đã được sử dụng rộng rãi. Đây là phương pháp do giáo sư Cận Thụy (Trường đại học Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc) sáng lập ra. Phương pháp này được đúc kết từ những tri thức và kinh nghiệm của các thế hệ thầy thuốc đi trước cùng với hơn 50 năm kinh nghiệm lâm sàng của giáo sư. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về Cận tam châm điều trị HCTLH, để nghiên cứu rõ hơn tác dụng của phương pháp này trong điều trị HCTLH, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm trong điều trị Hội chứng thắt lưng hông” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm trong điều trị Hội chứng thắt lưng hông. 2. Nhận xét tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3233
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0871. nguyen huu tan in nop thu vien.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.