Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3231
Title: SO SÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ROCURONIUM CÓ GIẢI GIÃN CƠ BẰNG SUGAMMADEX VỚI SUCCINYLCHOLIN TRONG PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN GIÁP SỬ DỤNG MÁY PHÁT HIỆN THẦN KINH
Authors: NGUYỄN TUẤN, ANH
Advisor: Nguyễn Hữu, Tú
Keywords: Gây mê hồi sức
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tuyến giáp là một trong số những cơ quan khó phẫu thuật nhất bởi vì bản thân giải phẫu phức tạp và sự phổ biến của các biến chứng sau mổ1,2. bảo tồn thần kinh thanh quản quặt ngược (TKTQQN) là một nhiệm vụ quan trọng trong phẫu thuật tuyến giáp. Nguy cơ bị tổn thương TKTQQN sau phẫu thuật tuyến giáp đã được báo cáo có thể lên tới 38% trong các nghiên cứu3-5. Máy phát hiện thần kinh trong mổ giúp PTV tăng cương bảo tồn l dây TKTQQN. Kĩ thuật này an toàn và đáng tin cậy, có độ chính xác cao6,7. Sự ra đời của thuốc giãn cơ là một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngành Gây mê hồi sức. Ngày nay, cùng với thuốc ngủ, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ là một thành phần không thể thiếu trong gây mê cân bằng, cũng như kiểm soát đường thở trong cấp cứu và phẫu thuật8. Lựa chọn giãn cơ rất quan trọng với việc sử dụng phẫu thuật có máy phát hiện thần kinh. Thuốc giãn cơ lí tưởng trong phẫu thuật này là có mức độ giãn cơ phù hợp cho đặt ống NKQ và đảm bảo được tín hiệu khi sử dụng máy dò thần kinh. Sử dụng đầy đủ thuốc giãn cơ giúp tăng chất lượng đặt nội khí quản, giảm tổn thương thanh khí quản (giảm khàn giọng và các di chứng khác của dây thanh âm)9,10. Tuy nhiên việc sử dụng giãn cơ là nguyên nhân chính gây nhiễu trên máy phát hiện tổn thương thần kinh11,12. Succinylcholin là thuốc giãn cơ có tác dụng giãn cơ nhanh và mạnh cũng như thời gian tác dụng ngắn8. Nhờ vậy, nhanh chóng phục hồi synap thần kinh cơ tạo điều kiện hoạt động của máy phát hiện thần kinh, nhưng lại tăng nguy cơ cử động trong mổ. Một phương pháp tiếp cận khác là sử dụng rocuronium và giải giãn cơ bằng sugammadex. Sugammadex có khả năng đối kháng mức phong bế sâu của rocuronium, sử dụng được với hầu hết các bệnh nhân có sử dụng thuốc giãn cơ13,14.Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu so sánh về việc sử dụng succinylcholin hoặc sử dụng rocuronium có giải giãn cơ bằng sugammadex trong phẫu thuật cắt tuyến giáp có sử dụng máy dò thần kinh trong mổ15,16. Tại Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả của 2 phương pháp trên. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “So sánh hiệu quả sử dụng rocuronium giải giãn cơ bằng sugammadex với succinylcholin trong phẫu thuật cắt tuyến giáp sử dụng máy phát hiện thần kinh” với hai mục tiêu sau: 1. So sánh ảnh hưởng của 2 phương pháp tới kết quả hoạt động của máy phát hiện thần kinh trong mổ tuyến giáp và tình trạng bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật . 2. So sánh điều kiện đặt nội khí quản và tác dụng không mong muốn khi khởi mê bằng rocuronium liều 0,5mg/kg với khởi mê bằng succinylcholin 1mg/kg.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3231
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0866. NC-NTA 19.10- bandukienop cac thay.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.