Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3229
Title: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM ĐA CƠ VÀ VIÊM DA CƠ TỰ MIỄN
Authors: NGUYỄN MẠNH, QUYẾT
Advisor: Nguyễn Thị Phương, Thủy
Keywords: Nội Khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm đa cơ - viêm da cơ là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ (viêm đa cơ) và có thể có tổn thương da kèm theo (viêm da cơ).1,2 Ngoài các triệu chứng về da và cơ, bệnh thường có tổn thương nội tạng như phổi, tim mạch,.... Bệnh tiến triển thành từng đợt, có các giai đoạn bệnh tiến triển nặng lên xen kẽ với giai đoạn bệnh ổn định. Trong đợt tiến triển, bệnh nhân thường có các triệu chứng mệt mỏi, sút cân, đau khớp, đau cơ, tình trạng yếu cơ tăng lên, có thể yếu cơ vùng hầu họng khiến bệnh nhân bị viêm phổi do sặc và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong điều trị viêm cơ tự miễn, Glucocorticoid được chỉ định điều trị sớm, kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch. Rối loạn giấc ngủ (RLGN) là vấn đề thường gặp ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì. Tỷ lệ RLGN trong bệnh nhân viêm khớp dạng thấp dao động từ 54 – 70%3, trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống là 57 - 85%4 và trong bệnh xơ cứng bì là 68,8%.5 Hiện nay, nguyên nhân gây RLGN ở bệnh tự miễn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của các cytokine gây viêm trong điều hóa giấc ngủ, đặc biệt là TNF-α, IL-1β.6–8 Sự tăng nồng độ các cytokine gây viêm này dẫn đến tình trạng RLGN.9 Nguyên nhân gây RLGN ở bệnh lý tự miễn nói chung và viêm cơ tự miễn nói riêng có thể do tình trạng mệt mỏi, tình trạng đau cơ, đau khớp, khó thở, khó nuốt, đợt tiến triển của bệnh, chất lượng cuộc sống giảm và tác dụng phụ của thuốc corticoid được sử dụng trong điều trị bệnh.5,10–12 Viêm phổi kẽ là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh và là tổn thương nội tạng thường gặp nhất trong viêm đa cơ – viêm da cơ, chiếm tỷ lệ từ 23,1 – 54,2%.13,14 Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên quan giữa bệnh viêm phổi kẽ và RLGN.15–18 Tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân viêm phổi kẽ khá cao chiếm tỷ lệ từ 44 – 72%.19,20 Như vậy, trong bệnh viêm đa cơ – viêm da cơ có nhiều yếu tố nguy cơ gây RLGN. Trên thực tế lâm sàng, RLGN thường gặp ở bệnh nhân viêm đa cơ – viêm da cơ, góp phần làm nặng tình trạng bệnh, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm RLGN ở bệnh nhân viêm đa cơ – viêm da cơ sẽ giúp điều trị bệnh nhân toàn diện, cải thiện tiên lượng bệnh, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để đánh giá RLGN, các bác sĩ chuyên ngành Tâm thần sử dụng kỹ thuật đo đa ký giấc ngủ, đo đa ký hô hấp hoặc các thang điểm đánh giá giấc ngủ như: chỉ số mức độ mất ngủ (Insomnia Severity Index - ISI), chỉ số chất lượng giấc ngủ (Pittsburgh Sleep Quality Index – PSQI). Trong đó, PSQI là thang điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, dễ sử dụng, không yêu cầu trang thiết bị đắt tiền, có thể áp dụng trong cả nghiên cứu và thực hành lâm sàng.21 Thang điểm được chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam.5,17,22 Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam, chưa có nghiên cứu đánh giá tình trạng RLGN ở bệnh nhân viêm đa cơ – viêm da cơ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát thực trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn bằng thang đo Pittsburgh. 2. Nhận xét các yếu tố liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3229
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0864. LVTN BSNT Nguyen Manh Quyết Final.pdf
  Restricted Access
2.49 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.