Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3221
Nhan đề: Luận văn chuyên khoa 2 răng hàm mặt. BS Phạm Việt Hưng
Nhan đề khác: Kết quả của chương trình nha học đường đến thực trạng sâu răng ở một số trường học tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020- 20
Tác giả: Phạm, Việt Hưng
Người hướng dẫn: Nguyễn, Đình Phúc
Võ, Trương Như Ngọc
Từ khoá: Răng hàm mặt;Nha học Đường
Năm xuất bản: 16/11/2021
Tóm tắt: Qua việc xác định tỷ lệ bệnh sâu răng ở học sinh một số trường tiểu học tại huyện Lập Thạch và Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc bằng phương pháp điều tra cắt ngang, xác định một số khác biệt về các chỉ số giữa hai huyện tôi có một số kết luận sau: 1. Thực trạng mắc bệnh răng miệng và kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu 1.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu - Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam học sinh chiếm 53,3%, tỷ lệ học sinh nữ chiếm 46,7%. 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng - Tỷ lệ sâu răng chung tại hai huyện 79,3%, trong đó tỷ lệ sâu răng tại từng huyện Lập Thạch 84,7%, Sông Lô 72,2%. - Tại hai huyện, chỉ số smt ở răng sữa 3,93; chỉ số SMT ở răng vĩnh viễn 0,40. - Tại Sông Lô, chỉ số smt ở răng sữa 3,61; chỉ số SMT ở răng vĩnh viễn 0,12. - Tại Lập Thạch, chỉ số smt ở răng sữa 4,75; chỉ số SMT ở răng vĩnh viễn 0,62. - Tỷ lệ có cao răng chung của cả hai huyện là 59,7, trong đó tỷ lệ có cao răng tại Lập Thạch 57,6, tỷ lệ có cao răng tại Sông Lô 62,3. - Tỷ lệ có mảng bám trên răng chung tại hai huyện 55,4%, trong đó tỷ lệ có mảng bám tại huyện Lập Thạch là 55,7%, tỷ lệ có mảng bám tại huyện Sông Lô 55,0%. 1.3. Phân bố bệnh răng miệng theo giới - Tỷ lệ mắc sâu răng của học sinh nam và học sinh nữ là tương đương nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,197. - Tỷ lệ mắc cao răng và mảng bám ở học sinh nam và học sinh nữ là tương đương nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,286. 1.4. Thực trạng hiểu biết của ĐTNC về kiến thức liên quan đến sức khoẻ răng miệng - Học sinh có kiến thức đạt chiếm 81,1% - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đạt ở học sinh nam và học sinh nữ với p=0,340. 1.5. Thực trạng thực hành của ĐTNC trong vệ sinh răng miệng - 69,5% học sinh có thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng đạt. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thực hành đạt ở học sinh nam và học sinh nữ với p=0,626. 2. Đánh giá tác động của chương trình Nha học đường đến thực trạng kiến thức, thực hành và bệnh lý răng miệng của đối tượng nghiên cứu - Học sinh tại huyện Lập Thạch có tỷ lệ sâu răng gấp 2,316 lần so với nhóm học sinh tại huyện Sông Lô có ý nghĩa thống kê với p<0,001. - Không có sự khác biệt giữa thực trạng có cao răng và mảng bám ở đối tượng nghiên cứu giữa hai huyện Lập Thạch và Sông Lô với p>0,05. - Học sinh tại huyện Sông Lô có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng ở mức đạt cao gấp 2,303 lần so với nhóm học sinh ở Lập Thạch, có ý nghĩa thống kê với p<0,001. - Không có sự khác biệt giữa thực hành trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng giữa hai huyện Lập Thạch và Sông Lô với p>0,05. - Học sinh tại huyện Sông Lô có phân loại đạt đồng thời kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cao gấp 1,946 lần so với nhóm học sinh ở Lập Thạch, có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3221
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
pham viet hung CKII - RHM in nop.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.51 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.