Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3219
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU TRÊN HỆ THỐNG THÔNG TIN TIÊM CHỦNG QUỐC GIA TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÓ PHÒNG SINH Ở TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019 - 2020
Tác giả: NGUYỄN NHẬT, TÂN
Người hướng dẫn: PHẠM QUANG, THÁI
Từ khoá: Y học Dự phòng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tiêm chủng là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân 1. Ở Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (TCMRQG), với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) được triển khai từ năm 1981 đã cứu hàng triệu mạng sống, bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật 1. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm chúng ta đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy trì các thành quả cho tới nay 2. Mặc dù vậy, theo thống kê năm 2014 của Tổng cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em 12-23 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt 75,6% 3. Với mục đích quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người dân đồng bộ trên toàn quốc. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng phần mềm “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia” (gọi tắt là Hệ thống). Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017 4. Thực hiện theo công văn số 9145/BYT-DP ngày 28/12/2016 của Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia, vào tháng 6/2017, Hệ thống đã được áp dụng trên phạm vi toàn quốc và theo yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, tiến tới phải chuyển đổi hoàn toàn từ báo cáo, quản lý đối tượng tiêm chủng trên giấy tờ, sổ sách sang báo cáo điện tử. Từ lúc Hệ thống được sử dụng đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng triển khai, có thể kể đến dự án “Đánh giá chất lượng số liệu trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng” của Văn phòng TCMR MB - Viện VSDTTW kết hợp với trường Đại học Y Hà Nội, thực hiện tại tỉnh Hà Nam trong năm 2019. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào về việc triển khai Hệ thống tại tỉnh Nam Định đặc biệt tại các bệnh viện có phòng sinh là tuyến đầu tiên đưa những thông tin của trẻ lên phần mềm này. Một câu hỏi được đặt ra: “Chất lượng số liệu trên Hệ thống của các bệnh viện có phòng sinh hiện nay tại tỉnh Nam Định có đảm bảo tính đầy đủ và tính tin cậy để hướng tới thay thế hoàn toàn báo cáo giấy bằng báo cáo điện tử theo yêu cầu của Bộ Y tế hay không?”. Để trả lời cho câu hỏi trên, với mục đích đánh giá chất lượng số liệu trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia tại các bệnh viện có phòng sinh ở tỉnh Nam Định, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng số liệu trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia tại một số bệnh viện có phòng sinh ở tỉnh Nam Định năm 2019 - 2020” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tính đầy đủ và tin cậy của số liệu trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia tại 04 bệnh viện có phòng sinh ở tỉnh Nam Định năm 2019 - 2020. 2. Mô tả một số rào cản ảnh hưởng đến tính đầy đủ và tin cậy của số liệu trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia tại 04 bệnh viện trên năm 2019 - 2020.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3219
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0859. LV Nguyễn Nhật Tân - Chuyên ngành - Y học Dự phòng.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.07 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.