Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3217
Title: ĐáNH GIá KếT QUả CủA PHƯƠNG PHáP ĐIệN CHÂM ĐIềU TRị RốI LOạN NUốT ở BệNH NHÂN ĐộT QUỵ NãO
Authors: ĐOÀN THỊ THANH, TÚ
Advisor: Bùi Tiến, Hưng
Vũ Đức, Định
Keywords: Y học cổ truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đột quỵ não (ĐQN) được xem là một trong những thách thức lớn của y học và là một gánh nặng của xã hội. Trong những năm gần đây, ĐQN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý hệ thần kinh trung ương. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 16,3 triệu người mắc mới, trong đó hơn 5,8 triệu người tử vong do ĐQN1,2. Ở Việt Nam, ĐQN là nguyên nhân chính gây tử vong (21,7%), ước tính 150.000 người mỗi năm3. Bên cạnh đó ĐQN không chỉ gặp ở người cao tuổi mà ngày gặp càng nhiều ở người trẻ tuổi, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình4. Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của y học đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do ĐQN nhưng hệ quả về tỷ lệ tàn tật để lại sau đó còn khá nặng nề. Trong đó, rối loạn nuốt (RLN) là một trong những vấn đề thường gặp xảy ra sau đột quỵ não. Rối loạn nuốt xảy ra trong khoảng một nửa số bệnh nhân ĐQN và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh những biến chứng do RLN gây ra như hít sặc, viêm phổi do hít sặc, làm tăng tỷ lệ tử vong, RLN còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như sụt cân, suy dinh dưỡng, mất nước, thay đổi thói quen ăn uống, trầm cảm, giảm khả năng hòa nhập xã hội. Theo thống kê hàng năm trên thế giới có 15 triệu người bị đột quỵ não, ước tính tỷ lệ mắc rối loạn nuốt là 65%5. Tại nhiều đơn vị cấp cứu và trung tâm đột quỵ não, bệnh nhân rối loạn nuốt sau đột quỵ não được đánh giá bằng thang điểm lượng giá nuốt theo Gugging (GUSS). Nguyễn Thế Dũng năm 2009 thống kê được 64,3% số bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp có rối loạn nuốt tại khoa cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, theo tác giả Lường Văn Long 2012 rối loạn nuốt chiếm tỷ lệ 59,3% trong số bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp điều trị tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai6,7. Có khoảng 43-54% số bệnh nhân sau đột quỵ não cấp bị hít sặc, trong số đó tỷ lệ dẫn tới viêm phổi chiếm 73,4%, tăng tỷ lệ tử vong lên 3,8%8. Từ đó đưa đến một vấn đề cấp thiết là cần phải phát hiện và điều trị sớm RLN ở bệnh nhân ĐQN nhằm phòng tránh các biến chứng nói trên. Hiện nay, Y học hiện đại (YHHĐ) đã có nhiều phương pháp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não như các biện pháp phục hồi chức năng, can thiệp xâm nhập và điều trị ngoại khoa đã đem lại những hiệu quả khả quan. Theo quan điểm Y học cổ truyền (YHCT), rối loạn nuốt thuộc phạm vi chứng Ế cách, nguyên nhân thường do hung cách bị bế tắc, được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trên lâm sàng, việc điều trị YHHĐ kết hợp dùng phương pháp điện châm để cải thiện rối loạn nuốt thường được tiến hành, tuy nhiên ở Việt Nam còn hạn chế các nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả của phương pháp điện châm điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não bằng phương pháp điện châm. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não bằng phương pháp can thiệp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3217
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0857. LV Doan T Thanh Tu nop thu vien.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.