Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3213
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỤ TINH ỐNG NGHIỆM CÁC BỆNH NHÂN ĐƯỢC KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG BẰNG CORIFOLLITROPIN ALFA |
Authors: | NGUYỄN XUÂN, THÀNH |
Advisor: | NGUYỄN XUÂN, HỢI |
Keywords: | Sản Phụ khoa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Sinh sản là một quá trình không thể thiếu nhằm duy trì và phát triển giống nòi của mọi sinh vật và loài người cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng không thể có con một cách tự nhiên khiến họ phải tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Sự ra đời của thụ tinh ống nghiệm đã mở ra một cơ hội rất lớn đối với những bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Cùng với mặt trái của sự phát triển toàn cầu, làm cho tỉ lệ vô sinh trên thế giới có xu hướng tăng lên. Theo Nguyễn Viết Tiến (2010) tỷ lệ vô sinh chiếm 7,7%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh, trong đó vô sinh nam chiếm 25 - 40%, vô sinh nữ chiếm 40 - 55% và 5 -10% không rõ nguyên nhân.1 Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, kích thích buồng trứng là quy trình cơ bản và đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của hỗ trợ sinh sản. Mục đích của kích thích buồng trứng là làm tăng số lượng nang noãn phát triển ở cả hai buồng trứng và số noãn cần thiết, từ đó tăng tỉ lệ thu tinh và có nhiều phôi tốt để chuyển phôi với mong muốn làm tăng tỷ lệ có thai. Hiện nay, có nhiều phác đồ kích thích buồng trứng, nhưng ba phác đồ hay áp dụng nhất là phác đồ dài, phác đồ ngắn và phác đồ antagonist. Trong đó, phác đồ Antagonist hiện nay đang được ưu tiên lựa chọn hàng đầu bỏi những ưu điểm như: thời gian kích thích buồng trứng ngắn, có thể khống chế được đỉnh LH, hạn chế được quá kích buồng trứng. Gần đây, FSH tác dụng kéo dài (corifollitropin alpha – Elonva) đã được sản xuất và sử dụng thành công trong hỗ trợ sinh sản ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Elonva bắt đầu được sử dụng ở châu Âu từ tháng 1 - 2010. Tại châu Á, elonva được sử dụng đầu tiên từ năm 2011 tại Hàn Quốc, Đài Loan. Việt Nam bắt đầu sử dụng elonva từ 7 - 2012, nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan cho thấy kết quả bước đầu về sự tiện lợi, về số noãn, số phôi, chất lượng phôi, tỷ lệ có thai khá tốt.2 Nghiên cứu ENGAGE(2009) tiến hành trên 1506 bệnh nhân, so sánh giữa nhóm dùng corifollitropin alpha với nhóm được dùng 200IU rFSH tiêm mỗi ngày trong phác đồ GnRH đối vận và ghi nhận số lượng noãn thu được ở nhóm bệnh nhân sử dụng Elonva cao hơn nhóm dùng rFSH, tỷ lệ thai lâm sàng tương đương. Thêm vào đó, các tác dụng bất lợi bằng nhau cũng được báo cáo trong nhóm corifollitropin alpha và rFSH và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hội chứng quá kích buồng trứng giữa hai nhóm. Thực tế hiện nay, trên thế giới không có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và ở Việt Nam các nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả có thai lâm sàng với kích thích buồng trứng bằng FSH tác dụng kéo dài và cỡ mẫu không lớn. Vì vậy, với mong muốn có thể hiểu được một cách rõ ràng và cụ thể những ưu điểm và những hạn chế của việc sử dụng Corifollitrophin alfa, đánh giá kết quả KTBT đến thai sinh sống, từ đó xác định đối tượng bệnh nhân nào phù hợp để sử FSH tác dụng kéo dài nhằm giảm thiểu những tình trạng đáp ứng kém hoặc quá kích buồng trứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thụ tinh ống nghiệm các bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng corifollitropin alfa” Mục tiêu của đề tài: 1. Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng bằng corifollitropin alfa trong thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2016 - 2018. 2. Nhận xét tỉ lệ thai lâm sàng, thai sinh sống của những bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng corifollitropin alfa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2016 – 2018. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3213 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0853. LV - THANH - SAU BV.pdf Restricted Access | 1.4 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.