Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3212
Nhan đề: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tác giả: THÁI NGUYỄN, HOÀNG
Người hướng dẫn: NGUYỄN VĂN, ĐOÀN
Từ khoá: Dị Ứng – Miễn dịch lâm sàng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Phản vệ là tình trạng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút tới vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng và dẫn tới tử vong nhanh chóng. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. Những năm gần đây, vấn đề phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn, cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm, dược phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường, sự gia tăng tình trạng dị ứng nói chung, trong đó phản vệ xảy ra ngày càng nhiều và có nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc. Có nhiều nguyên nhân gây ra phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu. Tỷ lệ phản vệ tại Châu Âu từ 0.0015-0.0079 % người mỗi năm, tức tương đương 0,3% dân số bị phản vệ tại một số thời điểm trong cuộc đời. 1 Tỷ lệ phản vệ tại Mỹ có 0.05–2 % dân số bị phản vệ tại một thời điểm trong cuộc đời. 2 Các yếu tố nguy cơ cao khiến cho phản vệ trở nên nặng hơn thường là tuổi già, tiền sử hen phế quản và có nhiều bệnh kết hợp. Ở Việt Nam, năm 1960 Võ Văn Vinh thông báo trường hợp phản vệ do penicillin đầu tiên. Năm 1994, tác giả Nguyễn Năng An và Nguyễn Văn Đoàn đã thông báo 3 trường hợp sốc phản vệ hy hữu do thuốc gây tử vong. 3 Theo Vũ Văn Đính, từ năm 1992 đến năm 1994, một số bệnh viện đã điều trị 131 trường hợp sốc phản vệ bằng adrenalin và các biện pháp hồi sức. Trong số đó có 111 trường hợp sốc phản vệ do thuốc (84,73%), 63 trường hợp do kháng sinh và nhiều thông báo nhỏ lẻ khác. 4 Ở Việt Nam mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng phản vệ Tuy nhiên, kể từ sau thông tư số 51 của Bộ Y tế 5 được ban hành, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về phản vệ, đặc biệt là sự thay đổi của phản vệ sau khi thông tư số 51 ra đời. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu đánh giá tình trạng phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016-2020” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và dịch tễ của phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016-2020. 2. Nhận xét tình hình điều trị phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016 - 2020.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3212
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0852. LV - Thai Hoang----Dị ứng - sau bao vệ.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.