Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3203
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ACID URIC VỚI TỶ LỆ TỬ VONG VÀ TÁI NHẬP VIỆN CỦA BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM
Tác giả: VƯƠNG THỊ ÁNH, TUYẾT
Người hướng dẫn: ĐỖ KIM, BẢNG
Từ khoá: Tim mạch
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Suy tim ngày càng trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, là gánh nặng cho ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung. Tại Mỹ, suy tim ảnh hưởng đến gần 6,2 triệu người, là bệnh chính ở khoảng 1 triệu người và là bệnh kèm theo ở khoảng 2 triệu người nhập viện hằng năm.1 Ước tính cho đến năm 2030 có hơn 8 triệu người tại ở Hoa Kỳ (cứ 33 người thì có 1 người) mắc suy tim.2 Khoảng 1% đến 2% tổng ngân sách y tế tại đây chi trả cho điều trị suy tim.3 Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nội trú chiếm tới 4% đến 12% và có thể tăng lên tới 20% đến 25% đối với những nhóm nguy cơ cao.4-9 Tại Việt Nam, suy tim cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bệnh nhân mắc suy tim nằm điều trị nội trú tại Viện Tim mạch năm 2007 là 1962 bệnh nhân chiếm 19,8% tổng số bệnh nhân nhập viện.10 Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010 tỉ lệ mắc là 43,7% trong đó tỉ lệ tử vong là 1,2%. Theo niên giám thống kê của Cục Quản lí Khám chữa bệnh Bộ Y tế (2015), tỉ lệ tử vong do suy tim năm 2013 chiếm 0,51% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, đứng thứ 10 trong các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam. Chẩn đoán sớm và điều trị ổn định suy tim góp phần giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật, cải thiện cuộc sống của bệnh nhân cũng như giảm tải cho cho các cơ sở y tế.11 Càng ngày hiểu biết về sinh bệnh học của suy tim đã giúp ích to lớn trong điều trị suy tim dẫn đến cải thiện tiên lượng ở những bệnh nhân này. Giữa thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đã xuất hiện hàng loạt những công trình nghiên cứu đánh giá mối tương quan giữa acid uric với các biến cố tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim cấp... Sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh đã được chứng minh có liên quan đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành và tiên lượng kém ở bệnh nhân có suy tim.12 Năm 2009, nghiên cứu tiến cứu của Alimonda và cộng sự (CS)12 đã chỉ ra rằng nồng độ acid uric huyết thanh là yếu tố tiên lượng độc lập tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim cấp phải nhập viện. Trong khi đó, Okazaki và CS13 (2016) tiến hành nghiên cứu trên 889 bệnh nhân suy tim cấp cũng đưa ra kết luận tương tự. Tại Việt Nam nghiên cứu vai trò acid uric huyết thanh tiên lượng tử vong và tái nhập viện trong suy tim đặc biệt là suy tim cấp chưa được thực hiện. Đây là một xét nghiệm sinh hóa thường quy, dễ thực hiện nhưng chưa được chú trọng đầy đủ trong thực hành lâm sàng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ acid uric với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện của bệnh nhân suy tim cấp tại Viện Tim Mạch Việt Nam.” với 2 mục tiêu: 1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp tại Viện Tim mạch Việt Nam. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh khi nhập viện với tỉ lệ tử vong và tái nhập viện trong vòng 6 tháng.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3203
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0843. Luan van Vuong Thi Anh Tuyet in nop thu vien.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.03 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.