Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3197
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DÀI HẠN PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ TRONG PHẪU THUẬT BỆNH VAN TIM
Tác giả: VŨ MẠNH, CƯỜNG
Người hướng dẫn: PHẠM THÁI, SƠN
VŨ ANH, DŨNG
Từ khoá: Nội tim mạch
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Trong các bệnh lý van tim mắc phải, hở van ba lá thường là hậu quả thứ phát do các bệnh van tim ở bên trái làm tăng áp lực động mạch phổi gây suy chức năng thất phải bởi quá tải áp lực và/hoặc thể tích. Hậu quả là giãn thất phải, dẫn đến giãn vòng van làm các lá van tuy có cấu trúc bình thường nhưng đóng không kín, những trường hợp này được gọi là hở van ba lá cơ năng.1 Tỷ lệ hở van ba lá cơ năng ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim bên trái là 25-30%. Trong đó, hở van ba lá vừa đến nặng thường gặp ở bệnh nhân hẹp và/hoặc hở van hai lá.2 Tổn thương van ba lá thực thể ít gặp hơn như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (đặc biệt ở người nghiện tiêm chích ma túy), thấp tim, bệnh carcinoid, bệnh u nhầy, bệnh Ebstein và các bất thường bẩm sinh của van ba lá,…3 Vì đa số tổn thương van ba lá là thứ phát do giãn vòng van nên hiếm khi phẫu thuật van ba lá được thực hiện riêng lẻ (trừ trường hợp thương tổn van ba lá đơn thuần như bệnh Ebstein, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, ...) mà thông thường sẽ được tiến hành cùng lúc với phẫu thuật van hai lá và/hoặc van động mạch chủ. Trong đó, hầu như chỉ cần sửa van ba lá là đủ.4 Có nhiều kỹ thuật sửa van ba lá nhưng nhìn chung có hai kỹ thuật được dùng phổ biến là kỹ thuật sửa van ba lá có đặt vòng van và sửa van ba lá không đặt vòng van.4,5 Trước đây, có quan điểm cho rằng không cần sửa van ba lá kèm theo phẫu thuật van tim bên trái, ngay cả khi hở van ba lá rất nặng vì cho rằng sau khi xử lý tổn thương van hai lá và/hoặc van động mạch chủ mức độ hở van ba lá sẽ tự giảm dần theo sự giảm áp lực động mạch phổi. Tuy nhiên, sau một thời gian, thương tổn van ba lá không được xử lý hoặc xử lý không thích hợp sẽ tiến triển nặng lên sau phẫu thuật, ảnh hưởng xấu đến chức năng thất phải.6 Hiện nay, sửa van ba lá tiến hành cùng thời điểm phẫu thuật van tim bên trái được khuyến cáo loại I với những bệnh nhân hở van ba lá cơ năng nặng. Đối với hở van ba lá cơ năng nhẹ - vừa, sửa van ba lá được khuyến cáo loại IIa trong trường hợp có giãn vòng van ba lá hoặc suy chức năng thất phải.7 Tại Viện Tim mạch Việt Nam, mỗi năm, chúng tôi tiến hành 200-250 ca sửa van ba lá kèm phẫu thuật bệnh van tim bên trái. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp phẫu thuật này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam từ năm 2015 đến 2017” với hai mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá do hở van ba lá ở bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả dài hạn của phẫu thuật sửa van ba lá ở các bệnh nhân nói trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3197
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0838. LUAN VAN THAC SI Y HOC - NOI TIM MACH - VU MANH CUONG.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.78 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.