Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3191
Title: ÁP DỤNG KĨ THUẬT LỌC HUYẾT TƯƠNG HẤP PHỤ PHÂN TỬ KÉP BẰNG MÀNG LỌC BS330 VÀ HA330-II TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ SUY GAN CẤP
Authors: NGUYỄN VĂN, NGHĨA
Advisor: Đỗ Ngọc, Sơn
Hà Trần, Hưng
Keywords: Hồi sức cấp cứu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Suy gan cấp (SGC) được định nghĩa là tình trạng tổn thương tế bào gan cấp tính đặc trưng bởi bệnh lý não gan và rối loạn chức năng đông máu (INR >1,5) ở các bệnh nhân không có xơ gan hoặc bệnh lý trước đó, thời gian khởi phát dưới 26 tuần1. Suy gan cấp là bệnh lý không thường gặp, trung bình hàng năm có khoảng 5,5-6,2 ca/1.000.000 người2. Hầu hết các bệnh nhân suy gan cấp tiến triển rất nhanh đến suy đa tạng, phù não và tử vong. Có rất nhiều giả thiết về sinh lý bệnh trong suy gan cấp đã được đề cập, tuy nhiên vai trò của các cytokin, chết theo chương trình và NH3 là được biết rõ nhất3,4. Ghép gan là biện pháp điều trị triệt để duy nhất với những BN không tự hồi phục. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ bệnh nhân suy gan cấp có thể tiếp cận với phương pháp điều trị ghép gan (7-18%) do hạn chế về nguồn tạng cũng như chi phí điều trị. Trước đây, tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân không được ghép gan lên đến 80-86%5,6. Điều này đặt ra những thách thức trong điều trị suy gan cấp ở những BN không được ghép gan. Các biện pháp hỗ trợ gan nhân tạo lần đầu tiên được áp dụng để điều trị suy gan cấp vào năm 1970 nhằm mục đích thay thế chức năng thải độc của gan. Trong một thập kỉ gần đây, có rất nhiều biện pháp gan nhân tạo đã được áp dụng bao gồm: thay huyết tương, lọc máu thẩm tách liên tục, lọc máu hấp phụ, hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn (MARS) được áp dụng trong điều trị suy gan cấp. Thay huyết tương là biện pháp được chấp nhận rộng rãi nhất, tuy nhiên nó vẫn có mặt hạn chế như yêu cầu một lượng lớn huyết tương tươi chất lượng tốt, nguy cơ gặp phản ứng phản vệ với huyết tương và các bệnh truyền nhiễm liên quan đến truyền máu. Hệ thống lọc huyết tương hấp phụ phân tử kép (DPMAS) là hệ thống hỗ trợ ngoài cơ thể bao gồm hai màng lọc hấp phụ BS330 và HA330-II. Huyết tương sau khi được tách nhờ màng tách huyết tương sẽ đi qua hệ thống hai màng lọc hấp phụ. Màng lọc BS330 giúp loại bỏ bilirubin và muối mật trong khi màng HA330-II giúp loại bỏ các chất liên quan đến quá trình sinh bệnh như các cytokin, NH3. Một số nghiên cứu của các tác giả như Yue-Meng Wan7, Jia-Jao8 và Gui-chun Jin9 cho thấy tác dụng giảm bilirubin, loại bỏ các cytokin, cải thiện tỉ lệ tử vong không ghép gan, cũng như mức độ an toàn của kĩ thuật trên các bệnh nhân suy gan cấp trên nền viêm gan B. So sánh giữa DPMAS và PEX trong các nghiên cứu này cho thấy hiệu quả giữa hai biện pháp trong cải thiện tỉ lệ tử vong là như nhau, tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân suy gan mức độ trung bình trong nghiên cứu của Jia-Jao cho thấy cải thiện hơn ở nhóm DPMAS. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu lọc huyết tương hấp phụ phân tử kép trên BN SGC, do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Áp dụng kĩ thuật lọc huyết tương hấp phụ phân tử kép bằng màng lọc BS330 và HA330-II trong điều trị hỗ trợ suy gan cấp ” với hai mục tiêu: Mục tiêu 1: Nhận xét kết quả lâm sàng, cận lâm sàng của kĩ thuật lọc huyết tuơng hấp phụ phân tử kép (DPMAS) trong phối hợp điều trị suy gan cấp. Mục tiêu 2: Mô tả một số biến chứng của kĩ thuật lọc huyết tương hấp phụ phân tử kép (DPMAS).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3191
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0833. Luận van Nguyen van Nghia nop truong.pdf
  Restricted Access
2.52 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.