Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3189
Nhan đề: | MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY LOÉT BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG |
Tác giả: | NGUYỄN HOÀNG, GIANG |
Người hướng dẫn: | NGUYỄN QUANG, BẢY |
Từ khoá: | Nội khoa |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân gây nên, được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipit và protein do thiếu hụt lượng insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai1,2. Đây cũng là bệnh không lây nhiễm có tỉ lệ tử vong và gia tăng nhanh hàng đầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1995 số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới là 135 triệu người, đến năm 2000 là 150 triệu người, dự báo đến năm 2025 sẽ là 300 triệu người2. Tuy nhiên, năm 2017, Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó Việt Nam có tới 3,53 triệu người mắc3. Do điều trị không tốt nên nhiều bệnh nhân có biến chứng thần kinh, mạch máu và dễ bị nhiễm trùng, hậu quả là loét bàn chân (LBC) tăng. Đây là nguyên nhân gây tàn tật và làm tăng tử vong ở các bệnh nhân ĐTĐ, dẫn đến gánh nặng về thể chất, tâm lí và tài chính cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Ước tính xấp xỉ 25% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường liên quan đến LBC. Tổng chi phí quản lý bệnh bàn chân do ĐTĐ ở Hoa Kỳ lên đến 13 tỷ USD4. Ở hầu hết các nước phát triển, tỷ lệ loét hằng năm của người bệnh ĐTĐ là khoảng 2%. Trong đó, 1% người mắc ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới5,6.Trên phạm vi toàn cầu thì cứ 30 giây lại có 1 người có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi do ĐTĐ7. Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân LBC do ĐTĐ ngày càng tăng. Tại bệnh viện Nội Tiết Trung Ương, tỷ lệ LBC năm 2004 chiếm 1,9% tổng số bệnh nhân nhập viện và tăng lên 4,1% vào năm 20078. Theo thống kê ở bệnh viện Trung Ương Huế từ năm 1994 – 2001, 20% bệnh nhân ĐTĐ nội trú bị cắt cụt chi vì LBC9. Loét bàn chân là nguyên nhân của 85% trường hợp cắt cụt chi với tỷ lệ sống sau 5 năm cắt cụt chi < 50%10. Tuy nhiên, loét bàn chân có thể ngăn ngừa thông qua các chương trình phòng các yếu tố nguy cơ, từ đó làm giảm tới 70% số ca cắt cụt chi11. Do đó điều quan trọng để ngăn ngừa LBC là sàng lọc xác định nhóm không triệu chứng có nguy cơ cao và nhóm có tổn thương bàn chân dựa theo các yếu tố nguy cơ gây LBC. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về LBC do ĐTĐ tuy nhiên tại Việt nam, dường như biến chứng LBC còn chưa được để ý đúng mức. Việc xác định vai trò các yếu tố nguy cơ gây LBC do ĐTĐ sẽ giúp thiết lập các chương trình phòng ngừa các biến chứng tốt hơn và bảo tồn chi để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng kinh tế của bệnh nhân và xã hội. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường” với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ có loét bàn chân ở các bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3189 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
0831. luan van Nguyen Hoang Giang_Noi khoa_nop truong.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.97 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.