Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3184
Title: ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị TáI TạO DÂY CHằNG CHéO TRƯớC THEO PHƯƠNG PHáP TấT Cả BÊN TRONG Sử DụNG TIGHTROPE HAI ĐầU TạI BệNH VIệN HữU NGHị VIệT ĐứC NĂM 2019 -2020
Authors: LÊ ĐỖ, ĐẠT
Advisor: NGUYỄN XUÂN, THÙY
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tổn thương dây chằng chéo trước (DCCT) là một trong những chấn thương dây chằng khớp gối hay gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương DCCT khớp gối là do tai nạn trong các hoạt động thể thao, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông1. Tổn thương DCCT gây mất vững khớp gối, đi lại khó khăn, làm giảm khả năng lao động cũng như các hoạt động thể thao của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm, vỡ sụn khớp, gây thoái hoá khớp sớm. Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân có nhu cầu vận động mạnh, tham gia các hoạt động thể thao, chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước là cần thiết. Đặc biệt là những bệnh nhân dưới 40 tuổi2. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, từ kỹ thuật mổ mở những năm 1970 và đầu những năm 1980 cho tới kỹ thuật mổ nội soi như hiện nay. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước chỉ tính riêng tại Mỹ năm 1997 là 62,637 ca, năm 2006 là 105,118 ca, tăng gần gấp đôi sau chưa đầy 10 năm3. Phẫu thuật tái tạo DCCT qua nội soi là một phương pháp được ứng dụng phổ biến với nhiều kĩ thuật, vật liệu, phương tiện cố đinh mảnh ghép khác nhau. Cho đến nay việc tái tạo DCCT bằng phẫu thuật nội soi đã có nhiều phương pháp, kỹ thuật, vật liệu cũng như dụng cụ được cải tiến liên tục, điều này chứng tỏ chưa có giải pháp nào tối ưu nhất trong việc phục hồi lại giải phẫu cũng như chức năng DCCT Năm 2001 tác giả Cerruli G4. đã giới thiệu kĩ thuât tái tạo DCCT tất cả bên trong với mảnh ghép là gân Hamstring, phương pháp này có ưu điểm, mảnh ghép được tăng về đường kính vì gân được chập bốn, cố định hai đầu mảnh ghép vững chắc bằng nút treo, vì vậy giúp gối đạt được độ vững cao, phục hồi tốt chức năng của khớp, kết quả phục hồi đạt tốt và rất tốt có tỉ lệ cao. Tại Việt Nam việc áp dụng kĩ thuật "Tất cả bên trong" được triển khai đầu tiên năm 2011 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Hồ Chí Minh và đã báo cáo 36 trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật và theo dõi trong 6 tháng đạt tỉ lệ tốt và rất tốt là 100%5. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức hiện nay phương pháp "Tất cả bên trong" trong tái tạo DCCT khớp gối đã được thực hiện, năm 2015 tác giả Nguyễn Mạnh Khánh đã báo cáo kết quả bước đầu nội soi dây chằng chéo trước bằng phương pháp "tất cả bên trong" với 84 bệnh nhân được phẫu thuật và theo dõi cho kết quả tốt và rất tốt là 100%6. Thời gian gần đây việc sử dụng Tightrope hai đầu (nút treo có thể điều chỉnh chiều dài) càng ngày càng trở nên phổ biến cùng với sự phổ biến phương pháp “tất cả bên trong”. Phương pháp này cho phép căng mảnh ghép tối đa và cố định vững chắc vào hai đường hầm xương bằng hai vòng treo trên vỏ xương cứng, chiều dài mảnh ghép ngắn nên mảnh ghép sẽ có đường kính lớn, việc không khoan đường hầm hết toàn bộ chiều dài đường hầm nên tránh được mất xương. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp này. Với hy vọng góp thêm một ý kiến tham luận trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, chúng tôi tiến hành đề tài : “Đánh giá kết quả điều trị tái tạo dây chằng chéo trước theo phương pháp tất cả bên trong sử dụng Tightrope hai đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 2019 - 2020” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội sọi tái tạo dây chằng chéo trước sử dụng gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân bằng kỹ thuật tất cả bên trong sử dụng Tightrope hai đầu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3184
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0827. Luan van Dat - sau bv.pdf
  Restricted Access
3.33 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.