Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3172
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DI TRUYỀN PHÔI NANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Authors: LÊ VŨ HẢI, DUY
Advisor: Nguyễn Thị Liên, Hương
Keywords: Mô phôi
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra dự báo: vô sinh, hiếm muộn là vấn đề nguy hiểm ở thế kỷ 21 và dần trở nên phổ biến ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.1 Vô sinh, hiếm muộn đang ảnh hưởng tới khoảng 80 triệu, tương đương 15% các cặp vợ chồng trên toàn thế giới (2006).2 Để giải quyết vấn đề này, kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF - In-Vitro Fertilizaion) đã ra đời và ngày càng phát triển hoàn thiện. Hiện nay, trong thực hành hàng ngày tại các trung tâm IVF, việc đánh giá phôi thường dựa trên hình thái phôi tại các mốc thời gian nhất định. Và nhằm gia tăng tối đa hiệu quả của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, lựa chọn được những phôi có chất lượng tốt nhất để chuyển cho người bệnh, trong những năm gần đây, với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của các hệ thống nuôi cấy phôi, nhiều trung tâm IVF hiện đại trên thế giới có xu hướng phát triển các phác đồ nuôi cấy và chuyển phôi nang thay vì chuyển phôi giai đoạn phân cắt. Nguyên nhân bởi nuôi cấy phôi kéo dài giúp dễ dàng lựa chọn những phôi có hình thái tốt với tiềm năng phát triển cao hơn, chuyển phôi nang cũng phù hợp với chu kỳ niêm mạc tử cung hơn so với phôi giai đoạn phân cắt.3 Tuy nhiên, không ít những chu kì IVF vẫn thất bại mặc dù đã được chuyển những phôi có đặc điểm hình thái tốt. Điều đó chứng tỏ, đánh giá chất lượng phôi chỉ dựa trên hình thái là không đầy đủ, dẫn đến có những hạn chế về kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, đặc biệt ở những trường hợp tiên lượng khó như tuổi mẹ cao, mẹ có tiền sử sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các trường hợp có tiền sử làm IVF thất bại nhiều lần... Một trong những nguyên nhân chính khiến phôi làm tổ không thành công là do bất thường số lượng nhiễm sắc thể.4 Các nghiên cứu ban đầu về sàng lọc phôi tiền làm tổ sử dụng kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (Fluorescence In Situ Hybridization - FISH) chỉ cho phép đánh giá một số lượng NST nhất định dẫn đến tỷ lệ âm tính giả cao. Do đó, để khắc phục điều này, nhiều kỹ thuật di truyền mới đã được áp dụng để xét nghiệm toàn bộ 46 NST của phôi, chẳng hạn: phương pháp lai so sánh bộ gen dùng chíp DNA (array comparative genomic hybridization), phương pháp phản ứng chuỗi định lượng (quantitative polymerase chain reaction)...5 Gần đây, những tiến bộ khoa học trong công nghệ giải trình tự gen (next-generation sequencing - NGS) đã thu hút rất lớn sự quan tâm, ứng dụng trong lĩnh vực y tế bởi những tiềm năng mà kỹ thuật này mang lại để phát hiện dị tật nhiễm sắc thể tiền chuyển phôi so với các phương pháp khác. Sau hơn 20 năm nghiên cứu và ứng dụng, xét nghiệm sàng lọc bất thường số lượng nhiễm sắc thể (Preimplantation genetic testing for aneuploidies – PGT-A) đã trở thành một kĩ thuật quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn được những phôi tốt, có khả năng làm tổ cao, giúp làm tăng tỉ lệ làm tổ, giảm tỉ lệ sảy thai mà liên quan đến việc chuyển phải các phôi bất thường nhiễm sắc thể.6 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sàng lọc NST trên phôi tiền làm tổ mới có những kết quả bước đầu, số liệu còn ít và chưa nhiều nghiên cứu chi tiết đánh giá mối liên quan giữa chất lượng hình thái phôi với hiện tượng lệch bội NST. Chính vì các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả di truyền phôi nang và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh” với hai mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ bất thường NST của phôi nang bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS). 2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lệch bội NST của phôi nang.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3172
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0814. LUAN VAN DUY- SAU BAO VE.pdf
  Restricted Access
2.38 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.