Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3171
Title: PHÁT HIỆN MẤT ĐOẠN AZF MỞ RỘNG Ở NAM GIỚI VÔ SINH NGUYÊN PHÁT BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR
Authors: NGUYỄN NGỌC, DŨNG
Advisor: LƯƠNG THỊ LAN, ANH
Keywords: Y sinh học di truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Vô sinh là một vấn đề phổ biến hiện nay, có tới khoảng 7% trong tổng số các cặp vợ chồng hiện đang bị vô sinh 1. Trong số đó, vô sinh nam ảnh hưởng tới 7% nam giới trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới 2, là nguyên nhân chính của 20% ÷ 30% số trường hợp vô sinh và tham gia tới 40% các trường hợp vô sinh do nhiều nguyên nhân khác 3. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới, tỉ lệ do nguyên nhân di truyền tỉ lệ thuận với mức độ trầm trọng của thiểu tinh thậm chí lên tới 30% (15% do bất thường NST và 15% do mất đoạn nhỏ trên NST Y) ở bệnh nhân vô tinh 3. Mất đoạn nhỏ trên nhiễm sắc thể (NST) Y là bất thường cấu trúc thường gặp nhất ở vùng đặc hiệu nam giới trên NST Y 4 với tỉ lệ nam giới vô sinh do mất đoạn nhỏ trên NST Y hay đoạn AZF lên tới 15%. Đoạn AZF còn được chia thành các phân đoạn nhỏ hơn và khi mất các phân đoạn khác nhau hoặc các kiểu mất đoạn khác nhau sẽ cho những biểu hiện lâm sàng khác nhau, việc này liên quan chặt chẽ đến quá trình hỗ trợ sinh sản. Vì vậy việc nghiên cứu những phân đoạn bị mất và kiểu mất đoạn rất quan trọng đến vấn đề điều trị và tư vấn bệnh nhân. Để xác định mất đoạn AZF trên NST Y, Viện Nam học và mạng lưới chất lượng di truyền phân tử Châu Âu (EAA/EMQN - European Academy of Andrology/ European Molecular Genetics Quality Network) đã đưa ra khuyến cáo sử dụng 2 chỉ thị cho mỗi phân đoạn cần xác định, cùng với hai đối chứng SRY và ZFX/Y trong bộ xét nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, gói xét nghiệm cơ bản chỉ trả lời có hiện tượng mất đoạn hay không, chứ chưa trả lời được kiểu mất đoạn hay mất có hoàn toàn không. Đây là những câu hỏi quan trọng quyết định khả năng thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản, vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân có mất đoạn AZF, EAA/EMQN đã đưa ra gói xét nghiệm AZF mở rộng gồm nhiều chỉ thị hơn, có khả năng xác định kiểu mất đoạn AZF, đồng thời cũng khuyến cáo các phòng thí nghiệm nên xây dựng quy trình chuẩn cho mình do những bộ kit thương mại hiện tại có nhiều bất cập 5. Hiện nay gói xác định mất đoạn AZF cơ bản sử dụng 2 đoạn trình tự trên mỗi vị trí AZFa (sY84, sY86), AZFb (sY127, sY134) và AZFc (sY254, sY255), các trình tự được mở rộng trên vị trí AZFa, AZFb, AZFc, được khuyến cáo thêm 4 trình tự cho vị trí AZFa, 4 trình tự cho vị trí AZFb và 3 trình tự cho vị trí AZFc5. Quy trình đang ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR từ 2 đến 3 phức hợp đa mồi để cùng lúc có thể xác định sự có mặt của các trình tự. Do các trình tự có kích thước gần tương đương nhau, nên việc ghép nhiều trình tự trong 1 phức hợp đa mồi sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu này triển khai nhằm ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR tạo thêm 1 phức hợp đa mồi để chẩn đoán thêm 6 trình tự AZF mở rộng thuộc số 11 trình tự AZF mở rộng được khuyến cáo, ngoài các phức hợp đa mồi đang sử dụng để chẩn đoán mất đoạn trình tự AZF cơ bản. Trung tâm Tư vấn di truyền - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị dẫn đầu miền Bắc trong chẩn đoán và tư vấn các lĩnh vực liên quan đến di truyền học người. Nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị hỗ trợ sinh sản cho các bệnh nhân vô sinh nam và góp phần giảm giá thành xét nghiệm AZF mở rộng, chúng tôi thực hiện đề tài : “Phát hiện mất đoạn AZF mở rộng ở nam giới vô sinh nguyên phát bằng kỹ thuật multiplex PCR” với 2 mục tiêu: 1. Hoàn chỉnh kỹ thuật multiplex PCR phát hiện mất đoạn AZF mở rộng ở nam giới vô sinh nguyên phát với 6 chỉ thị và 2 chứng nội tại. 2. Phát hiện được mất đoạn AZF mở rộng ở nam giới vô sinh nguyên phát bằng kỹ thuật multiplex PCR.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3171
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0813. Luận văn - Dũng 02.11.2020 Final.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.