Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3168
Title: ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và XéT NGHIệM ở MộT Số THể RốI LOạN SINH TủY NGUYÊN PHáT THEO PHÂN LOạI WHO 2016 TạI VIệN HUYếT HọC - TRUYềN MáU TRUNG ƯƠNG
Authors: KIỀU HÀ, TRANG
Advisor: BẠCH QUỐC, KHÁNH
VŨ MINH, PHƯƠNG
Keywords: Huyết học – Truyền máu
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng rối loạn sinh tủy là nhóm các rối loạn ác tính tế bào gốc tạo máu nguyên phát, biểu hiện đặc trưng bởi sự sinh máu không hiệu lực của một hoặc nhiều dòng tế bào tủy bị rối loạn gây ra giảm số lượng và rối loạn hình thái tế bào máu ngoại vi1. Báo cáo đưa ra của WHO, tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5 trường hợp trên 100000 người. Độ tuổi trung bình thường hay gặp là khoảng 70 tuổi1,2. Tại Việt Nam, theo tác giả Trần Thị Minh Hương, tỉ lệ mắc HCRLST là 4.5%, đứng hàng thứ 6 trong các bệnh máu thường gặp ở trung tâm Huyết học –Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 1997-19993. Cho đến nay, HCRLST chẩn đoán chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn tế bào – mô bệnh học và đặc điểm di truyền tế bào của BN. Các đặc điểm di truyền tế bào tái diễn trở thành một yếu tố hết sức quan trọng đối với chẩn đoán, tiên lượng nhằm đánh giá nguy cơ và xác định xu hướng điều trị cho BN HCRLST4,5. Chẩn đoán HCRLST là một chẩn đoán hết sức khó khăn và cần thời gian dài để theo dõi và loại trừ đối với các trường hợp hình thái tế bào rối loạn không điển hình, không có tế bào Blast, hoặc không có các tổn thương di truyền tế bào tái diễn. Các chuyên gia từ hiệp hội đồng thuận quốc tế (2016) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu cho các trường hợp giảm tế bào máu ngoại vi kéo dài mà không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về hình thái và di truyền tế bào theo tiêu chuẩn của WHO6. Tiêu chuẩn chẩn đoán tối thiểu đã đề xuất thêm các đồng yếu tố có vai trò hỗ trợ chẩn đoán khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chính trong đó có nhấn mạnh tới sự có mặt của các dòng tế bào mang đột biến gen chủ đạo gặp trên BN HCRLST, các tế bào mang đột biến là dòng tế bào có loạn sản, ví dụ kinh điển nhất là sự tồn tại đột biến gen SF3B1 và mối quan hệ mật thiết với rối loạn hình thái hồng cầu và các nguyên hồng cầu sắt vòng6. Ngày nay, dưới sự phát triển không ngừng của di truyền sinh học phân tử, công nghệ giải trình tự gen ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi vào lâm sàng, con người đã ngày càng vén mở bức tranh cơ chế gây bệnh cấp độ phân tử của các bệnh máu ác tính, trong đó có HCRLST. Hơn 50 gen đã được xác định là thường xuyên bị đột biến đang được nghiên cứu về vai trò trong cơ chế bệnh sinh cũng như vai trò trong tiên lượng điều trị. Đột biến soma trên gen SF3B1 là thành quả đầu tiên khẳng định rằng phát hiện đột biến gen có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng HCRLST7–9. Bên cạnh đó, sự nắm bắt cơ chế gây bệnh mức độ phân tử sẽ đẩy mạnh sự ra đời của những loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị mới, nhắm đích, hứa hẹn những phương pháp điều trị tốt hơn cho BN trong tương lai7,10,11. Tại Việt Nam, hầu như mọi tác giả nghiên cứu về HCRLST được tiến hành theo hướng mô tả các đặc điểm của BN HCRLST theo bảng phân loại của FAB và WHO 2008. Các nghiên cứu mô tả vẫn tập trung chủ yếu vào đặc điểm tế bào mô bệnh học, có một số nghiên cứu có đề cập tới di truyền tế bào tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nhắc đến các đặc điểm di truyền sinh học phân tử hay là các đột biến gen chủ đạo thường gặp ở BN HCRLST6. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở một số thể rối loạn sinh tủy nguyên phát theo phân loại WHO 2016 tại viện Huyết học truyền máu Trung Ương” với 2 mục tiêu chính: 1. Khảo sát sự có mặt của một số đột biến gen bằng giải trình tự gen thế hệ mới ở một số thể bệnh rối loạn sinh tủy nguyên phát theo WHO 2016 tại viện Huyết học-Truyền máu trung ương 2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3168
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0810. kiều hà trang _huyet hoc truyen mau_nop thu vien.pdf
  Restricted Access
2.83 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.