Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3166
Title: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH P-CIMT CHO TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI
Authors: HOÀNG THỊ, LIÊN
Advisor: Phạm Văn, Minh
Keywords: Phục hồi chức năng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bại não là khuyết tật về vận động thường gặp nhất ở trẻ em. Theo nghiên cứu công bố năm 2013, tần số mắc bại não chung trên thế giới là 2,11 trên 1000 trẻ sơ sinh sống. Tần số này hầu như không thay đổi trong nhiều năm trở lại đây 1. Theo tác giả Trần Thị Thu Hà (2002) có khoảng 125.000 đến 150.000 trẻ em Việt Nam mắc bại não 2. Bại não gồm ba thể lâm sàng chính: Co cứng, loạn động và thất điều, trong đó thể co cứng chiếm tỉ lệ lớn nhất khoảng 70-80%. Theo phân loại định khu về phần cơ thể bị ảnh hưởng gồm: một bên hoặc hai bên cơ thể thì bại não liệt nửa người chiếm khoảng 30 – 40 % tổng số trẻ bại não 3,4. Trẻ bại não có nhiều khiếm khuyết về vận động đặc biệt là về chức năng bàn tay khiến trẻ khó độc lập trong việc tự chăm sóc bản thân và tham gia các hoạt động hàng ngày so với các bạn cùng lứa 5. Chính bởi vậy khi nghiên cứu rộng rãi và dự đoán sự phát triển của chức năng vận động thô ở trẻ em bại não từ các mức độ hoạt động của vận động thô ở độ tuổi nhỏ, có sự nghiên cứu về sự phát triển của bàn tay chức năng 6,7. Mức độ suy giảm chức năng bàn tay là khác nhau ở mỗi trẻ bại não. Đánh giá về chức năng bàn tay của trẻ bại não hiện nay có rất nhiều thang điểm như MACS và MINI MACS, ABILHAND-Kids, PMAL, QUEST…Mỗi thang điểm có những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau phù hợp với việc tiên lượng đánh giá và lập kế hoạch phục hồi chức năng. Do chức năng bàn tay bị suy giảm nên trẻ bại não phải phát triển các chiến lược bù cho chuyển động. Điều này có thể làm cho chuyển động kém hiệu quả hơn và có thể kém linh hoạt hơn nhưng có một phần chức năng. Để phục hồi chức năng, các chiến lược khác nhau có thể được chọn: một là cải thiện chức năng thông qua thực hành chuyên sâu; hai là học cách bù đắp, thay thế để tăng sự tự tin và an toàn trong việc thực hiện các hoạt động 8. Có nhiều phương pháp để cải thiện chức năng bàn tay được sử dụng hiện nay. Trong đó có nhiều bằng chứng từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và đánh giá có hệ thống đã cho thấy liệu pháp hạn chế giúp cải thiện cử động bàn tay và cánh tay ở trẻ em bị bại não liệt nửa người 9-12. Trên thế giới CIMT đã được nghiên cứu nhiều và rộng rãi với nhiều mô hình từ CIMT cổ điển đến các mô hình sửa đổi (mCIMT) nhưng vẫn còn tồn tại những yếu tố chưa được xác định rõ vai trò cũng như ảnh hưởng của nó đối với kết quả phục hồi chức năng như mức độ nhận thức của trẻ, các mức độ co cứng trước phục hồi chức năng , liều lượng và tần suất phục hồi chức năng 13… Tại Việt Nam thì hoạt động trị liệu cho trẻ bại não vẫn chưa phát triển và việc áp dụng CIMT cho trẻ bại não vẫn chưa có đánh giá nghiên cứu nào được thực hiện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ‘‘Đánh giá hiệu quả chương trình P-CIMT cho trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện Phục Hồi Chức Năng Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá hiệu quả chương trình P-CIMT cho trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. 2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình P-CIMT cho trẻ bại não thể co cứng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3166
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
0809. hoang thi lien - PHCN in nop thu vien.pdf
  Restricted Access
2.66 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.