Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3164
Nhan đề: | KHẢO SÁT SỨC CĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI |
Tác giả: | ĐẶNG THỊ, LINH |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Thị Thu, Hoài |
Từ khoá: | Tim mạch |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) là một bệnh lý tim mạch di truyền thường gặp nhất với tỷ lệ ước tính 0,2 đến 0,5%.1 Bệnh đặc trưng bởi sự sắp xếp lộn xộn của các tế bào cơ tim, xơ hóa khoảng kẽ và phì đại thành thất trái lệch tâm hoặc đồng tâm với sự quá tái áp lực và thể tích.2 Bệnh cơ tim phì đại là một trong những căn nguyên hàng đầu gây đột tử do tim đặc biệt là các bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi.3 Các thông số siêu âm tim kinh điển để đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân BCTPĐ bao gồm phân suất tống máu để đánh giá chức năng tâm thu và các thông số đánh giá chức năng tâm trương. Nhiều bệnh nhân BCTPĐ có thể có các triệu chứng của suy tim như khó thở, mệt, giảm khả năng gắng sức mà phân suất tống máu vẫn trong giới hạn bình thường.4 Trước đây nhiều tác giả cho rằng rối loạn chức năng tâm trương thất trái là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân có các triệu chứng này. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây trên những bệnh nhân mang gen gây BCTPĐ đã cho thấy là những rối loạn về co bóp cơ tim xảy ra rất sớm ngay cả khi chưa có phì đại cơ tim.5 Bên cạnh đó một số tác giả đã chứng minh là lực bóp của tế bào cơ tim ở các bệnh nhân này giảm bị suy giảm cho dù phân suất tống máu EF bình thường hoặc tăng.6,7 Trên thế giới đã công bố một số công trình nghiên cứu như của Mizuguchi 2008, Sitia 2010 về những biến đổi sớm của rối loạn chức năng tim và sử dụng siêu âm đánh dấu mô cơ tim, một phương pháp thăm dò hiện đại không đắt tiền, có thể tiến hành nhiều lần trên cùng một bệnh nhân tại giường bệnh cho thấy sức căng dọc thất trái giảm sớm ở những bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại trước khi có sự thay đổi của EF.8,9 Urbano-Moral và cs10 nghiên cứu trên 69 bệnh nhân BCTPĐ đã cho thấy mối tương quan giữa GLS với chỉ số khối cơ thất trái, độ dày vách liên thất và với số vùng phì đại với đường kính từ trên 15mm đo trên cộng hưởng từ tim. Năm 2017 Candan tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân BCTPĐ đẫ cấy ICD cho thấy có mối tương quan giữa GLS với E/e’ và một số thông số đánh giá chức năng tâm trương.10 Tesic năm 201711 chỉ ra có mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với GLS. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân BCTPĐ. Trần Ngọc Lan đã bước đầu nghiên cứu về sức căng dọc thất trái ở những bệnh nhân BCTPĐ cho thấy sức căng dọc toàn bộ thất trái giảm rõ rệt so với người khỏe mạnh.12 Tuy nhiên nghiên cứu này chưa tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng dọc thất trái với các thông số chức năng tâm thu và tâm trương thất trái cũng như mối liên quan với nguy cơ đột tử. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát sức căng dọc thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sức căng dọc thất trái với các thông số đánh giá chức năng thất trái ở các bệnh nhân nói trên. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3164 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
0805. dang-thi-linh-tim-mach.- sau bảo vệ.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 3.26 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.