Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3163
Title: | CáC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN THờI GIAN CửA – KIM ở BệNH NHÂN NHồI MáU NãO CấP ĐƯợC ĐIềU TRị TIÊU HUYếT KHốI |
Authors: | ĐẶNG TRUNG, ANH |
Advisor: | Hoàng Bùi, Hải Mai Duy, Tôn |
Keywords: | Hồi sức cấp cứu |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Đột quỵ não là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn phế trên thế giới,1 số ca đột quỵ đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên tắc chung quan trọng trong thực hành điều trị bệnh nhân đột quỵ là “Thời gian là não”. Chẩn đoán và điều trị đột quỵ càng sớm thì tiên lượng của bệnh nhân càng tốt, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não. Thuốc tiêu huyết khối đã được chứng minh tính hiệu quả cao, giúp cải thiện tỉ lệ sống và giảm nguy cơ tàn phế cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não.2 Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng tiêu huyết khối vẫn còn chưa cao. Vì cửa sổ điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não là rất hẹp (≤ 4,5 giờ), nên việc rút ngắn thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến lúc bệnh nhân được can thiệp có ý nghĩa lớn giúp cải thiện tiên lượng. Hướng dẫn điều trị Đột quỵ thiếu máu não cấp tính của Hội Tim mạch Hoa Kỳ/Hội Đột quỵ Hoa Kỳ (AHA/ASA) năm 2018 khuyến cáo thời gian cửa – kim (Door-to-needle (DTN) – thời gian từ lúc bệnh nhân vào cửa khoa cấp cứu đến lúc bệnh nhân được dùng thuốc tiêu huyết khối) của các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp nên là dưới 60 phút.3 Mô hình Helsinki được xem là hiệu quả nhất để làm giảm thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi được điều trị ở các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp.4 Mô hình Helsinki ban đầu được đưa ra với 12 bước để các trung tâm hoặc đơn vị đột quỵ áp dụng thực hành. Tuy nhiên, việc áp dụng đầy đủ các bước này là rất khó khăn, hiện tại việc áp dụng mô hình Helsinki tập trung chính vào 3 bước: Báo động trước viện, Đưa BN thẳng vào phòng chụp CT và Tiêu huyết khối tại phòng chụp CT. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần áp dụng 3 bước này có thể rút ngắn được 23 phút thời gian cửa – kim.5 Có thể thấy việc áp dụng mô hình Helsinki nhằm mục tiêu là làm giảm càng nhiều càng tốt thời gian cửa – kim ở các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp có chỉ định tiêu huyết khối. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến thời gian cửa – kim của các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp được điều trị tiêu huyết khối, trong đó có các yếu tố liên quan đến thời gian cửa kim ngắn như đến viện bằng xe cứu thương, báo động trước viện hay dùng thuốc tiêu huyết khối tại phòng chụp phim sọ não,5 hay các yếu tố làm kéo dài thời gian cửa – kim như điểm NIHSS, thời gian khởi phát – nhập viện và quyết định đồng ý điều trị.6 Tại Hà Nội, việc tiến hành điều trị tiêu huyết khối cho nhóm bệnh nhân đến sớm có chỉ định đã được thực hiện thường quy tại các cơ sở lớn như BV Bạch Mai, BV ĐHY Hà Nội, BV Xanh Pôn, BV Thanh Nhàn,v.v… Để đánh giá các yếu tố liên quan đến thời gian cửa – kim theo khuyến cáo hay bị kéo dài của các bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp, chúng tôi tiến hành đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cửa – kim ở bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tiêu huyết khối” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tiêu huyết khối. 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cửa – kim ở bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tiêu huyết khối. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3163 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
0804. dang trung anh_nop thu vien.pdf Restricted Access | 1.94 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.