Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3161
Nhan đề: NGHIÊN CứU CHẩN ĐOáN Và Xử TRí TIềN SảN GIậT TạI BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG
Tác giả: ĐẶNG CÔNG, VIỆT
Người hướng dẫn: Trần Danh, Cường
Từ khoá: Sản Phụ Khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Nhóm bệnh tăng huyết áp trong thai nghén, bao gồm cả tiền sản giật, chiếm tới 10% số thai kỳ trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân hàng đầu góp đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tỷ suất chết thô mẹ và sơ sinh, với 50000-60000 cái chết liên quan đến tiền sản giật mỗi năm trên toàn thế giới.1,2 Tiền sản giật là bệnh lý nhiều cơ quan, đặc trưng bởi sự thay đổi chức năng của bánh rau, xuất hiện ở nửa sau thai kỳ với đặc trưng bởi tăng huyết áp kèm protein niệu, giảm tiểu cầu, suy thận, suy gan, phù phổi, phù não, thay đổi thị lực.3 Tỷ lệ mắc tiền sản giật (TSG) chiếm 2-8% các phụ nữ có thai.3-5 Ở Mỹ, tỷ lệ này đã tăng 25% trong vòng 2 thập kỷ gần đây.6 Ở Việt Nam, tùy theo các tác giả nhưng tỷ lệ mắc TSG là từ 3-4%.4,7 Trong nhóm bệnh lý tăng huyết áp trong thời kỳ thai nghén, tiền sản giật và sản giật là nguyên nhân gây tử vong, tăng bệnh suất của mẹ và chu sinh. Đối với thai phụ, TSG gây ra sản giật, hội chứng HELLP, rau bong non, rối loạn đông máu, suy gan, suy thận, phù phổi cấp và là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ (sau xuất huyết và nhiễm trùng). Đối với thai, TSG có thể gây ra thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai, thai chết lưu. Đối với trẻ sơ sinh, TSG dẫn đến sơ sinh non tháng, nhẹ cân, tăng huyết áp sơ sinh, đặc biệt tỷ lệ trẻ chết trong tháng đầu và năm đầu lần lượt gấp 5,5 và 3,5 lần so với trẻ sơ sinh non tháng không có mẹ bị tiền sản giật.8 Do vậy, dự phòng, chẩn đoán, xử trí và tiên lượng bệnh lý tiền sản giật là vô cùng quan trọng.9,10 Tiền sản giật diễn biến phức tạp, đôi khi có những thay đổi rất nhanh chóng mà không có dấu hiệu báo trước. Cách điều trị triệt để duy nhất của TSG là đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, thời điểm quyết định lấy thai phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và tuổi thai, đặc biệt khó khăn trong trường hợp tiền sản giật nặng, thai chưa đủ tháng.11,12 Trước những hậu quả nặng nề của tiền sản giật cũng như những khó khăn trong quyết định thái độ xử trí tiền sản giật, việc tìm ra những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhằm chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời tiền sản giật là hết sức cần thiết. Xử trí tiền sản giật thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ theo khả năng quản lý thai nghén nhằm phát hiện sớm bệnh lý, theo khả năng hồi sức thai phụ và điều kiện nuôi dưỡng sơ sinh non tháng. Ở Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị về tiền sản giật nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thái độ xử trí tiền sản giật trong những năm gần đây. Vì vậy, trước những khó khăn, trăn trở của bác sĩ lâm sàng trong điều trị và lựa chọn thời điểm lấy thai, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí tiền sản giật tại bệnh viện Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tiền sản giật tại bệnh viện PSTW 2. Nhận xét thái độ xử trí tiền sản giật tại bệnh viện PSTW
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3161
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
0802. dang cong viet - SPK in nop thu vien.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.89 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.