Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3124
Title: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u tinh hoàn lành tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Authors: Nguyễn, Tiến Mạnh
Advisor: Nguyễn, Thị Mai Thủy
Nguyễn, Việt Hoa
Keywords: u tinh hoàn;u tinh hoàn lành tính;trẻ em;phẫu thuật;cắt u bảo tồn tinh hoàn
Issue Date: 11/2021
Publisher: Đại học Y Hà Nội
Abstract: U tinh hoàn là một nhóm các khối u tại tinh hoàn có biểu hiện đa dạng về hình thái và lâm sàng. U tinh hoàn ở trẻ em là bệnh lý hiếm gặp, có tỉ lệ mắc từ 0,5 – 2/100.000, chiếm khoảng 1-2 % trong tất cả các loại u ở trẻ em, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 0-4 tuổi.1,2 U tinh hoàn ở trẻ em thường chỉ chứa một loại tế bào, u lành tính chiếm khoảng 74% và loại mô học chiếm tỉ lệ nhiều nhất là u quái (48%).3 Đa số u tinh hoàn sau tuổi dậy thì là ác tính. Trên thực tế, 60% u tinh hoàn ở người lớn chứa nhiều loại tế bào hỗn hợp, trong đó u tế bào mầm chiếm tới 95%.3,4 U tinh hoàn ở trẻ em khác với người lớn về tỉ lệ mắc bệnh, đặc điểm mô bệnh học và tiên lượng bệnh. Tỉ lệ gặp u tinh hoàn ở trẻ em chỉ bằng 1/10 so với người lớn.4 Đa số u tinh hoàn ở trẻ em thường không có triệu chứng, phát hiện tình cờ hoặc xuất hiện cùng với một bệnh cảnh khác. Siêu âm tinh hoàn và xét nghiệm các yếu tố chỉ thị khối u giúp phát hiện khối u tinh hoàn và gợi ý định hướng u lành tính hay ác tính. Phương pháp điều trị u tinh hoàn ở trẻ em là phẫu thuật, sinh thiết lạnh trong mổ quyết định phương pháp phẫu thuật. Kết quả giải phẫu bệnh thường quy khẳng định bản chất của khối u, quyết định hướng điều trị tiếp theo và tiên lượng của bệnh. Trước kia do u tinh hoàn khó phân biệt lành tính hay ác tính trước phẫu thuật nên thường được điều trị cắt toàn bộ tinh hoàn qua đường bẹn. Ngày nay, với sự phổ cập của siêu âm, xét nghiệm các yếu tố chỉ thị khối u giúp bác sĩ lâm sàng định hướng u tinh hoàn lành tính hay ác tính. Cách tiếp cận mới và phổ biến hiện nay đối với u tinh hoàn lành tính là cắt u bảo tồn nhu mô tinh hoàn lành. Phương pháp cắt u bảo tồn tinh hoàn đã được mô tả đầu tiên từ những năm 1980 để điều trị u quái tinh hoàn và ghi nhận những kết quả hết sức khả quan5. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phẫu thuật cắt u bảo tồn nhu mô tinh hoàn lành là đáng tin cậy, hầu như không thấy tái phát hay teo tinh hoàn, có thể bảo tồn được nhu mô tinh hoàn lành, giữ được chức năng nội tiết và sinh sản.4–8 Chẩn đoán trước mổ u lành tính dựa vào hình ảnh siêu âm, các yếu tố chỉ thị khối u như αFP, beta-HCG. Sinh thiết lạnh trong mổ quyết định phẫu thuật cắt u bảo tồn tinh hoàn nếu tổn thương là u tinh hoàn lành tính. Tuy nhiên, đối với các khối u lành tính có kích thước lớn, nhu mô tinh hoàn lành còn lại rất ít, phẫu thuật cắt toàn bộ tinh hoàn vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về u tinh hoàn lành tính ở trẻ em. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u tinh hoàn lành tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương” trong thời gian từ năm 2016 – 2020 với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh u tinh hoàn lành tính ở trẻ em được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u tinh hoàn lành tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3124
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021THSnguyentienmanh.docx
  Restricted Access
6.38 MBMicrosoft Word XML
2021THSnguyentienmanh.pdf
  Restricted Access
2.03 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.