Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3085
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Phạm, Minh Tuấn | - |
dc.contributor.author | Đặng, Văn Phúc | - |
dc.date.accessioned | 2021-12-15T03:49:36Z | - |
dc.date.available | 2021-12-15T03:49:36Z | - |
dc.date.issued | 2021-10 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3085 | - |
dc.description.abstract | Suy tim là vấn đề sức khoẻ toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, là gánh nặng cho ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung. Tại Mỹ, có khoảng hơn 6,2 triệu người bị suy tim,1 mỗi năm có hơn 650000 người mới mắc bệnh suy tim.2 Theo dự báo, năm 2030 sẽ có khoảng trên 8 triệu người ở Hoa Kỳ (cứ 33 người thì có 1 người) mắc suy tim. Từ năm 2012 đến năm 2030, tổng chi phí trực tiếp để điều trị suy tim dự kiến sẽ tăng từ 21 tỷ USD lên 53 tỷ USD.3 Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân suy tim cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Bệnh nhân mắc suy tim nằm điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch mạch năm 2007 là 1958 bệnh nhân chiếm 18,1% tổng số bệnh nhân nhập viện.4 Theo niên giám thống kê của Cục Quản lí Khám chữa bệnh Bộ Y tế (2015), tỷ lệ tử vong do suy tim năm 2015 chiếm 0,43% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, đứng thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam.5 Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ gần đây chỉ ra việc điều trị tích cực giúp cải thiện tỷ lệ sống còn, tuy nhiên tiên lượng chung vẫn rất nặng nề với tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm lên đến 50%. 2,6 Ngày càng có nhiều nghiên cứu về những yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân suy tim nhằm đưa ra những bằng chứng thuyết phục góp phần điều trị suy tim hiệu quả. Một vài nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới cho thấy tình trạng hồng cầu nhược sắc là một yếu tố tiên lượng độc lập dự báo tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim cấp.7,8 Hồng cầu nhược sắc là một yếu tố tiên lượng xấu của bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, làm nặng lên tình trạng suy tim, làm tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở cả bệnh nhân suy tim cấp và mạn tính. Theo Martina Kleber và cộng sự, nghiên cứu trên 1574 bệnh nhân Suy tim cấp đã ghi nhận tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có hồng cầu nhược sắc cao hơn so với nhóm bệnh nhân có hồng cầu bình thường.9 Tại Việt Nam hiện nay có rất ít nghiên cứu khảo sát tình trạng hồng cầu nhược sắc với tỷ lệ tử vong và của bệnh nhân suy tim cấp phải nhập viện. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mối liên quan giữa thiếu máu nhược sắc với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim cấp.” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số MCHC ở bệnh nhân suy tim cấp điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian từ 01/02/2020 đến 28/02/2021. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số MCHC khi nhập viện với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện trong vòng 6 tháng. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về suy tim cấp 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Yếu tố khởi phát suy tim cấp 4 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh trong suy tim cấp 5 1.1.5. Chẩn đoán suy tim cấp 6 1.1.6. Phân loại suy tim cấp 9 1.1.7. Điều trị suy tim cấp 11 1.1.8. Các yếu tố đánh giá tiên lượng suy tim cấp 12 1.2. Ảnh hưởng của sắt trên bệnh nhân suy tim 15 1.2.1. Vai trò của sắt trong cơ thể 15 1.2.2. Sinh lý chuyển hóa sắt 15 1.2.3. Rối loạn chuyển hoá sắt 18 1.2.4. Mối liên quan giữa thiếu sắt và suy tim 19 1.3. Thiếu máu nhược sắc và mối liên quan với suy tim 22 1.3.1. Mối liên quan giữa MCHC và thiếu sắt 22 1.3.2. Vai trò của MCHC trong tiên lượng bệnh nhân suy tim 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu 25 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 26 2.2.3. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách lấy mẫu 26 2.2.5. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu 27 2.2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 30 2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu 32 2.2.8. Phân tích và sử lý số liệu 32 2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 35 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 35 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35 3.1.2. Đặc điểm về lâm sàng 39 3.1.3 Đặc điểm về cận lâm sàng 40 3.2. Đặc điểm MCHC trong suy tim cấp 41 3.3. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân nhóm MCHC 42 3.4. Vai trò của MCHC trong tiên lượng tái nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim cấp theo dõi trong vòng 6 tháng 46 3.4.1. Đường cong sống còn Kaplan-Meier 46 3.4.2 Phân tích hồi quy Cox 49 3.4.3. Xác định điểm cắt MCHC dự đoán tử vong do mọi nguyên nhân suy tim cấp ở thời điểm 6 tháng 53 3.4.4 Xác định điểm cắt MCHC tiên đoán biến cố tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim cấp thời điểm 6 tháng 54 3.4.5 Xác định điểm cắt MCHC tiên đoán biến cố gộp tử vong do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim cấp thời điểm 6 tháng 55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 57 4.1.1. Tuổi và giới 57 4.1.2. Các yếu tố nguy cơ 58 4.1.3. Các nguyên nhân gây suy tim 58 4.2. Đặc điểm của bệnh nhân suy tim cấp theo phân nhóm MCHC 59 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng theo phân nhóm MCHC 59 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng theo phân nhóm MCHC 60 4.2.3. Đặc điểm về chức năng tâm thu thất trái theo phân nhóm MCHC 62 4.3. Mối liên quan giữa chỉ số MCHC với tỉ lệ tử vong và tái nhập viện trong vòng 6 tháng ở bệnh nhân suy tim cấp 62 4.3.1. Mối liên quan giữa chỉ số MCHC với tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng 62 4.3.2. Mối liên quan giữa chỉ số MCHC với tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim trong vòng 6 tháng 66 4.3.3. Mối liên quan giữa chỉ số MCHC với biến cố gộp trong vòng 6 tháng 67 4.3.4. Xác định điểm cắt chỉ số MCHC tiên đoán tử vong do mọi nguyên nhân và biến cố gộp sau 6 tháng theo dõi. 69 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Suy tim cấp | vi_VN |
dc.subject | thiếu máu nhược sắc | vi_VN |
dc.title | Mối liên quan giữa thiếu máu nhược sắc với tỷ lệ tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim cấp | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2021NTDangvanphuc.docx Restricted Access | 1.4 MB | Microsoft Word XML | ||
2021NTDangvanphuc.pdf Restricted Access | 2.83 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.