Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3083
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHoàng KIm, Loan-
dc.contributor.authorNguyễn Thành, Trung-
dc.date.accessioned2021-12-15T03:47:08Z-
dc.date.available2021-12-15T03:47:08Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3083-
dc.description.abstractViêm lợi là một trong những bệnh răng miệng có tính chất xã hội và phổ biến. Bệnh có thể mắc sớm, tỷ lệ mắc cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm quanh cuống răng. Bệnh còn là nguyên nhân gây mất răng, ảnh hưởng nặng nề tới sức nhai, phát âm, thẩm mỹ.1-2 Trên thế giới, theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ viêm lợi cao từ 70 - 90% tùy từng quốc gia và gặp ở mọi lứa tuổi, có nơi gần 100% ở tuổi dậy thì.2 Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2019, tỷ lệ chảy máu lợi ở trẻ em 12-14 tuổi là 44,7%.3 Mặc dù vậy, tỷ lệ học sinh có kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh lý răng miệng cũng như viêm lợi còn thấp, việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh còn dàn trải, thiếu tập trung trong điều kiện còn hạn chế về nhân lực cán bộ chuyên trách về y tế trường học và cơ sở vật chất, kinh phí.4 WHO cũng đã đưa vào định hướng, chiến lược về sức khỏe răng miệng toàn cầu nhấn mạnh đến việc cần nghiên cứu về bệnh viêm lợi đặc biệt ở lứa tuổi học đường. Chính vì những yếu tố trên mà việc điều trị và đưa ra những chiến lược dự phòng bệnh răng miệng, đặc biệt ở trẻ em ngày càng trở thành vấn đề thời sự cấp thiết. Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía đông nam. Hưng Yên có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, mức sống ngày càng nâng cao, dù vậy công tác nha học đường còn nhiều bất cập, ý thức về chăm sóc răng miệng chưa có nhiều cải thiện, nhất là ở trẻ em. Viêm lợi có thể được phát hiện và điều trị dễ dàng bằng khám lâm sàng khi phát hiện tổn thương giai đoạn sớm. Trong những năm gần đây, ứng dụng ảnh chụp trong miệng và ngoài mặt để hỗ trợ chẩn đoán trong nha khoa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Đồng thời, ứng dụng ảnh chụp trong chẩn đoán nha khoa còn được ứng dụng trong y tế từ xa, giúp giải quyết vấn đề thiếu nha sĩ tại các vùng sâu vùng xa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của chẩn đoán bệnh lý răng miệng qua ảnh chụp.5-7 Ngày nay, ứng dụng chụp ảnh và chẩn đoán các bệnh lý răng miệng trên Smartphone ngày càng được quan tâm do sự cải tiến liên tục về chất lượng camera, độ phân giải và khả năng phân tích kết quả.8-9 Để đánh giá hiệu quả chẩn đoán viêm lợi qua ứng dụng chụp ảnh qua đó cung cấp bằng chứng nhằm đánh giá khả năng ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán sàng lọc ban đầu, chẩn đoán từ xa, hỗ trợ cho vùng sâu vùng xa, đồng thời tìm hiểu thực trạng bệnh lý viêm lợi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán bệnh viêm lợi qua ảnh chụp bằng điện thoại Smartphone ở học sinh 15 tuổi tại Hưng Yên” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh 15 tuổi tại Hưng Yên năm 2021. 2. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán viêm lợi qua ảnh chụp bằng điện thoại Smartphone so với thăm khám lâm sàng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Hình thái giải phẫu và sinh lý vùng lợi 3 1.1.1. Giải phẫu lợi 3 1.1.2. Sinh lý vùng lợi 8 1.2. Bệnh viêm lợi, yếu tố bệnh sinh và phân loại viêm lợi 9 1.3. Đặc điểm viêm lợi tuổi dậy thì 11 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm lợi 11 1.5. Các kỹ thuật thăm khám và ứng dụng công nghệ trong thăm khám 12 1.5.1. Khám lâm sàng 12 1.5.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu của một phương pháp chẩn đoán 14 1.5.3. Phát hiện viêm lợi qua ảnh chụp 14 1.6. Tình hình bệnh lý viêm lợi ở học sinh trên thế giới và tại Việt Nam 18 1.6.1. Trên thế giới 18 1.6.2 . Tại Việt Nam 19 1.7. Ứng dụng điện thoại Smartphone trong chẩn đoán các bệnh lý răng miệng trên thế giới và trong nước 20 1.7.1. Trên thế giới 20 1.7.2. Tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.1.3. Ảnh chụp răng miệng của học sinh bằng điện thoại smartphone 24 2.2. Thời gian nghiên cứu 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.3.2. Cỡ mẫu 26 2.3.3. Chọn mẫu 27 2.3.4. Các biến số, chỉ số 28 2.4. Thu thập số liệu 29 2.4.1. Công cụ thu thập số liệu 29 2.4.2. Quy trình thu thập số liệu 32 2.4.3. Quy trình khám 33 2.4.4. Quy trình chụp ảnh 34 2.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán, đo lường 37 2.5. Sai số và cách khắc phục 40 2.6. Xử lý và phân tích số liệu 41 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 42 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42 3.2. Thực trạng viêm lợi ở học sinh 15 tuổi tại Hưng Yên 43 3.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu của ảnh chụp Smartphone trong chẩn đoán viêm lợi 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 51 4.1 Thực trạng viêm lợi ở học sinh 15 tuổi tại Hưng Yên 52 4.1.1. Tỷ lệ viêm lợi chung 52 4.1.2. Tỷ lệ viêm lợi theo giới 53 4.1.3. Tỷ lệ viêm lợi theo hàm và vùng lục phân 54 4.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu của ảnh chụp Smartphone trong chẩn đoán viêm lợi 55 KẾT LUẬN 59 KHUYẾN NGHỊ 61 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP MIỆNG BẰNG SMARTPHONEvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectSmartphone, chẩn đoán, độ nhạy, độ đặc hiệuvi_VN
dc.titleĐỘ NHẠY VÀ ĐỘ ĐẶC HIỆU CỦA CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM LỢI QUA ẢNH CHỤP BẰNG ĐIỆN THOẠI SMARTPHONE Ở HỌC SINH 15 TUỔI TẠI HƯNG YÊNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn_Thành Trung Ch28_sua sau baove (1).pdf
  Restricted Access
Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán bệnh viêm lợi qua ảnh chụp bằng điện thoại Smartphone ở học sinh 15 tuổi tại Hưng Yên”5.59 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn_Thành Trung Ch28_sua sau baove (1) (1).docx
  Restricted Access
30.48 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.