Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3073
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Thành, Khiêm-
dc.contributor.authorNguyễn Thu, Hiền-
dc.date.accessioned2021-12-13T08:27:41Z-
dc.date.available2021-12-13T08:27:41Z-
dc.date.issued2021-12-13-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3073-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Viêm âm đạo ở phụ nữ là bệnh phụ khoa thường hay gặp nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra viêm phần phụ, viêm tiểu khung, vô sinh...Đặc biệt là ở phụ nữ có thai viêm âm đạo có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, viêm nhiễm thai nhi từ trong buồng tử cung...Do đó có thể gây ra đẻ non, thai chết lưu, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản ở mẹ...Có rất nguyên nhân gây viêm âm đạo như nấm, vi khuẩn, trùng roi... Trong các nguyên nhân đó thì nhiễm liên cầu khuẩn (LCK) nhóm B ở phụ nữ có thai 2,3 ảnh hưởng rất nhiều tới thai nghén trong đó đẻ non là một trong những vấn đề cần được quan tâm, chính vì điều đó mà việc tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các thai phụ nhiễm LCK nhóm B nhằm giảm tỷ lê đẻ non, hạn chế các biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. LCK nhóm B là loại vi khuẩn tồn tại đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục, có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng hoặc không. Những thai phụ xét nghiệm LCK nhóm B có thể (+) ở thời điểm này nhưng cũng có thể (-) ở thời điểm khác. Vi khuẩn này thường vô hại ở những người phụ nữ không có thai nhưng nó lại có thể gây các biến chứng trong thời kỳ mang thai và gây bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn huyết và có 1/10 trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm LCK nhóm B khởi phát nhiễm khuẩn sớm sẽ gây tử vong 5. LCK nhóm B thường gây nên nhiễm khuẩn sơ sinh trầm trọng với các triệu chứng rất đa dạng, không điển hình và tử vong rất cao. Sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra vào thời điểm chuyển dạ hoặc khi vỡ ối. Đó là lý do mà tất cả các phụ nữ có thai nên được làm xét nghiệm phát hiện ra nhiễm LCK nhóm B. Theo Schrag và cộng sự (2002-2003) đã báo cáo tỷ lệ nhiễm mầm bệnh LCK nhóm B là 20-30% ở tuổi thai trung bình là 35 tuần 6. Những tác hại của nhiễm LCK nhóm B ở trẻ sơ sinh gây tử vong rất cao nên từ những thập niên 80 nhiều tác giả đã luôn cố gắng tìm ra cách phòng lây nhiễm LCK nhóm B từ mẹ sang con. Khi chưa có dự phòng bằng kháng sinh tỉ lệ nhiễm LCK nhóm B là 1,5/1000 trẻ đẻ sống và tỉ lệ tử vong sơ sinh do bệnh lý này lên tới 50%. Việc áp dụng phác đồ kháng sinh dự phòng dựa vào kết quả cấy tầm soát bệnh phẩm âm đạo ở thai phụ đã làm tỷ lệ sơ sinh bị nhiễm khẩn và tử vong giảm đáng kể7. Nhưng chiến lược tầm soát nhiễm LCK nhóm B ở phụ nữ có thai tại việt nam vẫn chưa có được nhiều sự quan tâm và triển khai thực hiện đúng ở tất cả các tuyến y tế và đây vẫn là vấn đề thách thức cho các nhà khoa học nghiên cứu sản khoa. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài "Thực trạng thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Bạch mai" với mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. 2. Nhận xét kết quả thai nghén của những thai phụ bị nhiễm LCK nhóm B nói trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý học âm hộ, âm đạo, cổ tử cung 3 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu âm hộ, âm đạo cổ tử cung 3 1.1.2. Tính chất sinh lý học của dịch âm đạo 4 1.1.3. Tính chất sinh hóa của dịch âm đạo 4 1.1.4. Độ pH âm đạo 4 1.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của âm đạo, cổ tử cung trong thời kỳ thai nghén 5 1.3. Hệ vi sinh trong âm đạo và cơ chế chống lại vi khuẩn gây bệnh 5 1.3.1. Hệ vi sinh vật âm đạo 5 1.3.2. Cơ chế chống lại vi khuẩn gây bệnh của đường sinh dục dưới 6 1.4. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ có thai và ảnh hưởng đến thai nghén 6 1.5. Liên cầu khuẩn nhóm B 7 1.5.1. Sự cư trú của LCK nhóm B trong cơ thể người 7 1.5.2. Cấu trúc hình thái LCK nhóm B, tính chất sinh vật hóa học 8 1.5.3. Cơ chế bệnh học và những yếu tố độc lực của LCK nhóm B 8 1.5.4. Tính chất nuôi cấy, môi trường nuôi cấy và các phương pháp định danh 9 1.6. Liên cầu khuẩn nhóm B và thai nghén 10 1.6.1. Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở thai phụ 10 1.6.2. Lây truyền LCK nhóm B từ mẹ sang con 11 1.6.3. Nhiễm khuẩn ở người mẹ 11 1.6.4. Nhiễm khuẩn sơ sinh 12 1.6.5. Đẻ non 12 1.6.6. Ảnh hưởng của LCK nhóm B đến thai nghén 14 1.6.7. Ảnh hưởng của thai nghén đến viêm đường sinh dục do LCK nhóm B 14 1.7. Điều trị và dự phòng nhiễm LCK nhóm B 15 1.7.1. Sơ lược về chiến lược dự phòng LCK nhóm B 15 1.7.2. Các chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng. 16 1.7.3. Phác đồ kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh theo khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ. 17 1.7.4. Những khó khăn trong điều trị LCK nhóm B 18 1.7.5. Hiệu quả của chiến lược dự phòng. 19 1.7.6. Nhược điểm của sử dụng kháng sinh dự phòng 20 1.7.7. Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng 2002 của CDC 21 1.8. Các nghiên cứu về LCK nhóm B và thai nghén 23 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước 23 1.8.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 26 2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu: 27 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 30 2.2.5. Kỹ thuật và các bước tiến hành thu thập số liệu 31 2.2.6. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm 34 2.2.7. Xử lý số liệu 37 2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Các đặc điểm của thai phụ nhiễm LCK nhóm B 38 3.1.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.1.2. Một số đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ nhiễm LCK nhóm B 44 3.2. Kết quả thai nghén của những thai phụ bị nhiễm LCK nhóm B 46 3.2.1. Liên quan thai phụ nhiễm LCK nhóm B và tình trạng ối trong chuyển dạ. 46 3.2.2. Liên quan thai phụ nhiễm LCK nhóm B và thời gian từ lúc chuyển dạ đến khi sinh. 47 3.2.3. Kết quả thai phụ nhiễm LCK nhóm B và cách sinh 48 3.2.4. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm LCK nhóm B/ Thai phụ nhiễm LCK nhóm B đẻ đường âm đạo. 48 3.2.5. Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh 49 Chương 4. BÀN LUẬN 50 4.1. Bàn luận về một số đặc điểm của phụ nữ có thai nhiễm LCK nhóm B 50 4.1.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 50 4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ nhiễm LCK nhóm B 57 4.2. Kết quả thai kỳ của cá thai phụ nhiễm LCK nhóm B 60 4.2.1. Liên quan giữa nhiễm LCK nhóm B và tình trạng ối. 60 4.2.2. Liên quan giữa tình trạng thai phụ nhiễm LCK nhóm B và thời gian khi chuyển dạ. 60 4.2.3. Liên quan thai phụ nhiễm LCK nhóm B và cách đẻ. 61 4.2.4. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm LCK nhóm B 63 4.2.5. Đánh giá tình trạng sơ sinh ngay sau khi đẻ. 64 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectThực trạng thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Bạch maivi_VN
dc.titleThực trạng thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Bạch maivi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV-NGUYỄN THU HIỀN.pdf
  Restricted Access
1.11 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LV-NGUYỄN THU HIỀN.docx
  Restricted Access
4.78 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.