Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3065
Title: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh
Authors: Hà, Thị Thu Loan
Advisor: Đỗ, Đào Vũ
Keywords: nứt đốt sống bẩm sinh;phục hồi chức năng bàng quang thần kinh
Issue Date: 2021
Abstract: Tật nứt đốt sống bẩm sinh (Nứt đốt sống bẩm sinh) là dị tật xảy ra do ống thần kinh không đóng kín trong vòng 25 ngày đầu của thai kì. Tật nứt đốt sống bẩm sinh chia làm hai thể chính: thể hở (nứt đốt sống bẩm sinh aperta) và thể kín (nứt đốt sống bẩm sinh occulta) với các biểu hiện, triệu chứng lâm sàng và mức độ rất khác nhau1. Trước đây, các người bệnh tật nứt đốt sống thường chết sớm. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học, y học, tỷ lệ các người bệnh này sống sót tới tuổi trưởng thành càng ngày càng cao. Chi phí y tế dành cho người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tăng dần theo từng năm. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, chi phí dành cho người bị nứt đốt sống tăng từ 236,000 lên tới 319,000 đô la Mỹ trong vòng 20 năm qua2. Những người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tìm đến các cơ sở y tế với nhiều triệu chứng khác nhau tuy nhiên tiểu không tự chủ là vấn đề thường gặp hơn cả. Cụ thể, hơn 90% người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng đường tiểu dưới3 và chi phí để điều trị riêng vấn đề này chiếm tới 20,1% chi phí y tế chăm sóc y tế cho nhóm người bệnh này4. Các biến chứng đường tiểu có thể gặp nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, trào ngược bàng quang niệu quản, ung thư bàng quang, rối loạn chức năng tình dục, suy thận3. Suy thận là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh tật nứt đốt sống mọi lứa tuổi5. Có tới 50% người bệnh tật nứt đốt sống bẩm sinh bị suy thận trước 3 tuổi, tỷ lệ này có thể cải thiện nếu người bệnh được điều trị sớm và đúng cách. Hiện nay phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh có nhiều biện pháp bao gồm điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc kết hợp các biện pháp thoát nước tiểu phù hợp. Việc điều trị, theo dõi bàng quang đúng cách là mục tiêu quan trọng trong phục hồi chức năng ở nhóm người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng đường tiết niệu trên và giảm chi phí chăm sóc y tế. Tại Việt Nam, người bệnh nứt đốt sống bẩm sinh thường được phát hiện muộn, rải rác ở nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó việc phục hồi chức năng thống nhất, lâu dài, đúng phương pháp cho nhóm đối tượng này còn nhiều hạn chế và hậu quả là không ít trường hợp bị biến chứng nặng nề. Theo khảo sát của chúng tôi, mới chỉ có một số nghiên cứu ban đầu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cho nhóm người bệnh này, chưa có nhiều bài báo đánh giá kết quả phục hồi chức năng người bệnh một cách đầy đủ. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh” với hy vọng đem lại bức tranh toàn cảnh ban đầu về bệnh lý góp phần cung cấp bằng chứng khoa học trong phục hồi chức năng lâu dài cho nhóm đối tượng này. Nghiên cứu chúng tôi có hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh tại trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bàng quang thần kinh ở người bệnh bị nứt đốt sống bẩm sinh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3065
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NThathithuL.pdf
  Restricted Access
1.65 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2021NThathithuL.docx
  Restricted Access
2.18 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.