Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3053
Nhan đề: | Đặc điểm phân loại miễn dịch và kết quả điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho giai đoạn 2018-2021 |
Tác giả: | Phạm, Thị Hường |
Người hướng dẫn: | Vũ, Minh Phương |
Từ khoá: | Huyết học truyền máu;8720107 |
Năm xuất bản: | 27/10/2021 |
Tóm tắt: | Kết quả nghiên cứu trên 67 bệnh nhân LXM cấp dòng lympho điều trị tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Bệnh Viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Đặc điểm phân loại miễn dịch LXM cấp dòng lympho người lớn: Bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy, kết quả PLMD LXM cấp dòng lympho người lớn thu được như sau: • Nhóm ALL - B: tỷ lệ B sớm chiếm 17,4%, B chung chiếm 56,5%, Tiền B là 4,3% và B chín chiếm 21,7%. • Nhóm ALL - T: tỷ lệ T sớm chiếm 14,3%, Tiền T chiếm 47,6%, T tuyến ức là 19% và T chín là 19%. • Có 23 (34,3%) bệnh nhân được chẩn đoán LXM cấp dòng lympho và phân thể (L1, L2, L3) bằng phương pháp hình thái học và hóa học tế bào. • Có 44 (65,7%) bệnh nhân nhờ phương pháp PLMD mà được chẩn đoán LXM cấp dòng lympho, xếp nhóm dòng B, T và các dưới nhóm. - Đặc điểm biểu hiện dấu ấn non: • Dấu ấn non CD34: ở ALL – B, CD34 biểu hiện 54,3%; ALL – T CD34 biểu hiện 61,9%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=> 0,05. • Dấu ấn non HLA – DR: trong ALL – B, HLA- DR biểu hiện 70,7%; ALL – T, HLA – DR biểu hiện 37,5%. Dấu ấn HLA- DR biểu hiện ở ALL – B cao hơn ALL – T gấp 4,028 lần với p<0,05. - Đặc điểm biểu hiện các dấu ấn đặc trưng: • Ở ALL – B, các dấu ấn đặc trưng xuất hiện với tỷ lệ là CD79a (100%), CD19 (97,8%), CD22 (86,1%), CD20 (73,9%), CD10 (63%). • Ở ALL – T, các dấu ấn đặc trưng xuất hiện với tỷ lệ là: CyCD3 (95,2%), CD2 (71,1%), CD5 (68,4%), CD3 (57,1%). - Đặc điểm xuất hiện các dấu ấn khác dòng: • Ở ALL–B, có 5/46 bệnh nhân biểu hiện dấu ấn khác dòng chiếm 10,9%. • Ở ALL–T, có 5/21 bệnh nhân biểu hiện dấu ấn khác dòng chiếm 23,8%. 2. Kết quả điều trị LXM cấp dòng lympho người lớn: Trong 67 bệnh nhân nghiên cứu, có 41 bệnh nhân được điều trị (276 lượt bệnh án nghiên cứu), chúng tôi rút ra một số kết luận sau: • Tỷ lệ lui bệnh sau tấn công là 51,2%, lui bệnh một phần là 2,4%. • Thời gian sống toàn bộ trung bình là 10,06 tháng, thời gian sống bệnh không tiến triển trung bình là 6,93 tháng. • Tỷ lệ sống toàn bộ ước tính sau 25 tháng là 21,1%, và tỷ lệ sống bệnh không tiến triển ước tính sau 15 tháng là 21%. • Chưa phát hiện thấy dấu ấn non và dấu ấn khác dòng có mối tương quan với kết quả điều trị tấn công và thời gian sống. Độc tính: Độc tính huyết học sau giai đoạn tấn công: giảm BCTT độ 4 chiếm chủ yếu (86,7%), giảm TC độ 4 (70%), giảm Hb độ 2, độ 3 (96,7%). Một số độc tính khác: tăng men gan (10%), suy thận (3,3%), viêm loét niêm mạc (13,3%). |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3053 |
Bộ sưu tập: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2021NTphamthihuong.pdf Tập tin giới hạn truy cập | Luận văn BSNT44 Phạm Hường | 2.84 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
2021NTphamthihuong.doc Tập tin giới hạn truy cập | Luận văn BSNT44 Phạm Hường | 2.97 MB | Microsoft Word |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.