Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3036
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Tác giả: VŨ THU, THỦY
Người hướng dẫn: LÊ THỊ, THU HÀ
Từ khoá: Tâm thần
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại trong đó khói thuốc lá đóng vai trò hàng đầu. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dự phòng và điều trị được1. Theo tổ chức Y tế Thế giới đến năm 1997 có khoảng 600 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đứng hàng thứ 4 trên thế giới về nguyên nhân gây tử vong. Dự đoán trong thập kỷ này sẽ tăng lên gấp 3-4 lần và đến năm 2020 sẽ đứng thứ 3 và là nguyên nhân thứ 5 trong các bệnh gây mất hoạt năng trên toàn cầu. Đây cũng là căn bệnh gây nhiều tốn kém về y tế cũng như tổn thất về sức lao động của xã hội 1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường kéo dài và kèm theo các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn chuyển hóa và các rối loạn tâm thần phối hợp như: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, hành vi tự sát… trong đó trầm cảm là rối loạn tâm thần thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Như Wilson công bố số người có dấu hiệu trầm cảm chiếm 40% các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú 2. Trầm cảm ở bệ nh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra các hiệu quả nghiêm trọng làm giảm chất lượng cuộc sống, kém tuân thủ điều trị, tăng số lần nhập viện điều trị, tăng biến chứng và nguy cơ tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị các triệu chứng, rối loạn tâm thần trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện triệu chứng, đặc biệt làm giảm triệu chứng trong giai đoạn bệnh nặng và trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy nghiên cứu mô tả về trầm cảm tương ứng với từng thể bệnh trên lâm sàng là rất quan trọng, cần thiết giúp nhận biết sớm và can thiệp kịp thời. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các biểu hiện của cơ thể, xét nghiệm cận lâm sàng, mô tả tổn thương các cơ quan như tim mạch, cơ xương khớp ... Có một vài nghiên cứu đánh giá về lâm sàng triệu chứng lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú trong và ngoài đợt cấp nhưng chưa có nghiên cứu nào về trầm cảm ở bệnh nhân điều trị ngoại trú. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú” với mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3036
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0788.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.91 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.