Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3031
Nhan đề: | ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGÀY 2 RÃ ĐÔNG ĐẾN GIAI ĐOẠN PHÔI NANG |
Tác giả: | NGUYỄN THỊ, THÚY |
Người hướng dẫn: | Nguyễn Khang, Sơn |
Từ khoá: | Mô học – Phôi thai học |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF- In vitro fertilization) trong những thập kỉ vừa qua ngày càng phát triển với những phác đồ điều trị mới hiệu quả hơn, các cải tiến trong kĩ thuật labo, hệ thống nuôi cấy ngày càng hoàn thiện cùng môi trường nuôi cấy mới ưu việt. Nhờ vậy các cặp vợ chồng hiếm muộn có nhiều hi vọng hơn trên hành trình trở thành những người cha, người mẹ. Hiện nay có nhiều xu hướng mới trong thực hành IVF được áp dụng trên toàn thế giới nhằm nâng cao hiệu quả, giảm những biến chứng trong quá trình điều trị như: sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGS),1 chuyển phôi đông lạnh thay thế cho chuyển phôi tươi,2 chuyển phôi đơn thay thế cho chuyển nhiều phôi,3 chuyển phôi giai đoạn phôi nang thay thế cho chuyển phôi giai đoạn phân cắt.4 Làm sao để tăng tỉ lệ thành công của các chu kì IVF là vấn đề luôn được các Trung tâm hỗ trợ sinh sản quan tâm và thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó có việc sử dụng nhiều phôi chuyển vào tử cung của người mẹ để tăng tỉ lệ có thai dẫn đến khả năng đa thai. Đa thai gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Việc lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ cao là một thách thức trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản Nuôi cấy phôi, chuyển phôi ngày 5 đã và đang được thực hiện ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản vì nó phù hợp với sinh lý tự nhiên, giúp chọn lọc những phôi có khả năng phát triển tốt nhất, tiềm năng làm tổ tối ưu, từ đó tăng khả năng thành công của kĩ thuật IVF và giảm nguy cơ đa thai nhờ chuyển ít phôi. Tỉ lệ phôi phát triển tiếp đến giai đoạn phôi nang đạt gần 66% với tỉ lệ làm tổ trên 50%.4,5 Tuy nhiên, việc nuôi cấy phôi kéo dài đến giai đoạn phôi nang cũng có những lo ngại, đặc biệt là phôi không thể hình thành phôi nang khi nuôi cấy ngày 5, dẫn đến nguy cơ không có phôi để chuyển ở những bệnh nhân có ít phôi. Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu đánh giá kết quả nuôi cấy và chuyển phôi ngày 5. Tại Việt Nam cũng có một vài nghiên cứu công bố hình thái phôi người nuôi cấy trong ống nghiệm ngày 1, 2, 3, đánh giá liên tục sự phát triển của phôi và mối liên quan giữa hình thái phôi giai đoạn phân cắt và phôi ngày 5. Bắt kịp những xu hướng chung của thế giới trong kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (TTHTSS-CNMG), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã thực hiện nhiều chu kì chuyển phôi ngày 5, đông phôi ngày 2 và chuyển phôi trữ đông, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả và những yếu tố liên quan tới việc nuôi cấy phôi ngày 5. Câu hỏi đặt ra là có thể dựa vào hình thái phôi ngày 2 để dự đoán khả năng phát triển thành phôi nang và chất lượng phôi nang; cần rã bao nhiêu phôi ngày 2 để có phôi nang đạt yêu cầu chuyển vào ngày 5? Câu trả lời sẽ làm cơ sở cho chiến lược nuôi cấy, đông phôi và quyết định thời điểm chuyển phôi cho phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát triển của phôi ngày 2 rã đông đến giai đoạn phôi nang” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ tạo phôi nang từ phôi ngày 2 rã đông ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới khả năng phát triển từ phôi ngày 2 rã đông đến giai đoạn phôi nang. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3031 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS0783.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.99 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.