Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3028
Nhan đề: | MỘT SỐ NHẬN XÉT KẾT QUẢ BAN ĐẦU DẪN LƯU BỂ THẬN QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG ĐIỀU TRỊ Ứ NƯỚC BỂ THẬN |
Tác giả: | NGUYỄN QUANG, THANH |
Người hướng dẫn: | NGUYỄN XUÂN, HIỀN |
Từ khoá: | Chẩn đoán hình ảnh |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Thận ứ nước là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu làm cho đài thận, bể thận có thể cả niệu quản giãn dần ra dẫn đến kích thước thận to lên so với bình thường. Khi ứ nước bể thận, niệu quản sẽ gây tăng áp lực và có thể gây nhiễm trùng tại thận. Nếu nhiễm trùng nặng có thế dẫn đến tình trạng ứ mủ bể thận. Tùy theo nguyên nhân thận có thể ứ nước một bên hoặc cả hai bên, tùy theo thời gian và tiến triển của bệnh mà biểu hiện lâm sàng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong những trường hợp mạn tính chức năng thận có thể bị suy giảm và không còn khả năng hồi phục. Thận ứ nước là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do hẹp bẩm sinh niệu quản. Ở người lớn hay gặp do sỏi niệu quản và chít hẹp niệu quản thứ phát sau các phẫu thuật can thiệp vào niệu quản 1. Hiện nay, sỏi tiết niệu vẫn là bệnh tương đối thường gặp ở người lớn. Tiến triển của bệnh dẫn đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối là nguyên nhân gây tử vong chiếm 5-10% tổng số các trường hợp tử vong trên thế giới 2. Hậu quả của thận ứ nước, ứ mủ là sự hủy hoại về cấu trúc và dẫn đến suy giảm chức năng thận. Trong thời gian đầu thận bị ứ nước cấp tính, chức năng thận có thể vẫn được bảo tồn nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết sớm. Tuy nhiên nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài mà không được giải quyết sẽ dẫn đến mức lọc cầu thận suy giảm dẫn tới hậu quả cuối cùng là tiến triển đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, cần phải điều trị thay thế thận như lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận. Hiện tại, chi phí cho các phương pháp điều trị thay thế thận đang là gánh nặng cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời sẽ giảm bớt tỷ lệ bệnh thận mạn tính có thể tiến triển đến suy thận không hồi phục là vấn đề rất cần sự quan tâm không những của các bác sỹ lâm sàng mà hiện nay có cả các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh can thiệp. Dẫn lưu bể thận qua da (Percutaneous Nephrostomy-PCN) lần đầu tiên được mô tả bởi bác sỹ tiết niệu, bác sỹ Willard Goodwin vào năm 1955 như là một phương pháp thủ thuật tạm thời dưới hướng dẫn của tia X thay thế cho phẫu thuật truyền thống ở những bệnh nhân bị hydronephrosis 3 (ứ nước bể thận). Từ cuối những năm 1970 nó đã trở thành một thủ thuật khá phổ biến và được thực hiện thường xuyên hơn bởi các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh khi được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Đến nay, đi cùng với sự hiện đại hóa của các thế hệ máy siêu âm có chất lượng hình ảnh tốt hơn cũng như các trang thiết bị phục vụ cho thủ thuật như sonde dẫn lưu BioTeq Pigtail, đội ngũ bác sỹ chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao nên thủ thuật này đã không ngừng được cải tiến và áp dụng khá rộng rãi, có nhiều ưu điểm, kỹ thuật đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, lại ít tai biến, mang lại nhiều hiệu quả tốt cho các bệnh nhân bị ứ nước, ứ mủ bể thận, tiết kiệm được chi phí nằm viện cho người bệnh. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở y tế thực hiện thủ thuật PCNhướng dẫn siêu âmnhưng với mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề này,chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ứ nước thận. 2. Một số nhận xét bước đầu về kết quả của phương pháp dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3028 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS0781.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.71 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.