Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3009
Title: Sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép implant sớm lành thương mô mềm có ghép xương trên bệnh nhân mất răng từng phần vùng răng trước.
Authors: Nguyễn Cao, Thắng
Advisor: Trần Cao, Bính
Đàm Văn, Việt
Keywords: Máng hướng dẫn phẫu thuật, cấy implant, cấy implant sớm, lành thương mô mềm;Cấy implant có ghép xương, cấy implant vùng răng trước
Issue Date: 8/12/2021
Abstract: Cấy ghép implant nha khoa là một trong những phương pháp phục hình răng ngày càng phổ biến do có nhiều đặc tính ưu việt so với các phương pháp phục hình truyền thống. Implant nha khoa không những phục hồi lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ngăn chặn sự tiêu xương hàm, ổn định khớp cắn, bảo vệ sự toàn vẹn của các răng còn lại, nhờ đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện. Về phương pháp đặt implant trong xương hàm có nhiều quan điểm về thời gian và phương pháp. Khi nào thì đặt Implant sớm, khi nào thì đặt Implant muộn? Đặt implant có hay không dùng máng hướng dẫn phẫu thuật (MHDPT) Độ chính xác của vị trí implant được đặt sau phẫu thuật đặt implant bằng kỹ năng, kinh nghiệm của phẫu thuật viên so với độ chính xác của vị trí implant khi có thêm sự hỗ trợ của MHDPT có khác nhau không? Những ưu điểm và hạn chế nhất định của phương pháp cấy implant có sử dụng MHDPT là gì? Trong những năm gần đây tại các Hội nghị Nha khoa quốc tế, nhiều tác giả ủng hộ quan điểm cấy ghép implant sớm với những lập luận và bằng chứng về sự lành thương mô mềm hoặc lành thương xương một phần, mặt khác đáp ứng được yêu cầu của người bệnh trong thực hành nha khoa hàng ngày vì thời gian lành thương sau nhổ răng 4 - 6 tháng mới đặt implant là khoảng thời gian tương đối dài và thách thức đặc biệt là vùng răng trước với các đòi hỏi cao về thầm mỹ và chức năng cũng như độ ổn định lâu dài của phục hình. Mục tiêu quan trọng để cấy ghép implant thành công là vị trí implant lý tưởng chính xác theo 3 chiều trong xương hàm, điều này giúp implant tồn tại được lâu dài, phục hình trên implant đảm bảo được chức năng và thẩm mỹ. Phương pháp đặt Implant không dùng MHDPT đa số chỉ thực hiện ở điều kiện răng mất trên xương hàm có thuận lợi cả về vị trí và thể tích. Nhưng trên thực tế lâm sàng không phải lúc nào bệnh nhân mất răng đến cấy ghép cũng có thuận lợi về vị trí và thể tích xương hàm, đa số là ít thuận lợi đặc biệt là thể tích xương. Thêm nữa, phục hình vùng răng cửa có đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ, thiết kế được phục hình từ trước khi cấy implant và cấy implant dưới định hướng tối ưu theo phục hình là một quy trình lý tưởng trong implant nha khoa ngày nay. Phương pháp đặt Implant có sử dụng MHDPT dưới sự hỗ trợ của Máy tính hỗ trợ thiết kế-Máy tính hỗ trợ sản xuất (CAD-CAM) giúp hoàn thiện rõ nét và đầy đủ quy trình lý tưởng trên và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Phần mềm thiết kế MHDPT kết hợp các thông tin về hình thái xương và hình ảnh bề mặt răng, bề mặt mô mềm, tái hiện được hình ảnh 3D giải phẫu của bệnh nhân để đặt implant kế hoạch theo định hướng phục hình (CAD). MHDPT được tạo ra từ phần mềm thông qua các ống dẫn hướng chuyển tải được vị trí đặt Implant kế hoạch sang phẫu thuật. Sản xuất MHDPT bằng công nghệ in 3D (CAM). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò, ý nghĩa của MHDPT trong cấy ghép implant nói chung và trong cấy ghép implant sớm nói riêng. Xuất phát từ những tình huống trên lâm sàng và nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài "Sử dụng MHDPT cấy ghép implant sớm lành thương mô mềm có ghép xương trên bệnh nhân mất răng từng phần vùng răng trước" với hai mục tiêu 1. Xây dựng quy trình sử dụng MHDPT cấy implant sớm lành thương mô mềm có ghép xương trên bệnh nhân mất răng từng phần vùng răng trước tại Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội năm 2020 - 2021. Xem ở phụ lục 5 2. Mô tả độ chính xác khi sử dụng MHDPT ở nhóm bệnh nhân trên: Bệnh nhân mất răng từng phần vùng răng trước cấy ghép implant sớm lành thương mô mềm có sử dụng MHDPT: - Tuổi trung bình là 30,50  9,93 (19 – 47 tuổi), - Phần lớn là người trưởng thành (75%) - Tỷ lệ nam : nữ là 1,4:1. - Bệnh nhân có số lượng răng mất trung bình là 3,67  2,425 (1 – 8 răng), phần lớn là mất răng vùng phía trước hàm trên (81,82%). - Chiều rộng mào xương vùng mất răng trung bình là 6,467  2,275; chiều rộng xương ở giữa implant dự kiến trung bình là 9,870  3,010; chiều rộng xương ở vị trí chóp implant dự kiến trung bình là 12,1512  4,112. - Chiều cao xương tại các vị trí mất răng trung bình là 18,107  3,064. - Mật độ xương tại các vị trí mất răng chủ yếu là D3 (57,6%) và D2 (36,4%). - Dạng sinh học mô mềm tại các vị trí mất răng phần lớn là dạng mỏng (57,6%). - Implant được sử dụng cấy ghép ở vùng mất răng phía trước hàm trên và vùng mất răng phía trước hàm dưới có chiều dài từ 10mm đến 14mm, chủ yếu là 12mm (90,9%); có đường kính chủ yếu là 3,6mm và 4,0mm (57,6% và 39,4%). - Lực vặn implant tối đa khi cấy ghép implant sớm lành thương mô mềm tại vùng mất răng phía trước hàm trên và hàm dưới trung bình là 43,03 ± 9,095 Ncm, cho phép implant có độ ổn định ban đầu tốt, góp vai trò quan trọng trong việc tích hợp xương thành công. - Khi thực hiện cấy ghép implant sớm lành thương mô mềm vùng răng trước có sử dụng MHDPT, vị trí implant thực tế so với implant kế hoạch có độ lệch góc là 4,79  1,79 (0), độ lệch vị trí platform là 1,82  1,29 (mm), độ lệch vị trí chóp implant là 2,42  1,35 (mm). Sự khác biệt độ lệch không có sự khác biệt giữa các vị trí mất răng hàm trên và hàm dưới, không có sự khác biệt giữa các mật độ xương khác nhau, không có sự khác biệt gữa các kích thước implant khác nhau. - Từ thông tin về độ sai lệch vị trí implant thực tế so với kế hoạch trên. Khuyến cáo an toàn là dù cấy implant có hoặc không MHDPT, phẫu thuật viên luôn cần tuân thủ khoảng an toàn ( khoảng cách từ implant đến các mốc giải phẫu) tối thiểu là 2mm - Trong nghiên cứu cũng đã xây dựng các bảng tìm sự liên quan giữa độ chính xác của vị trí implant với vị trí vấy ghép, với mật độ xương, với đường kính, với chiều dài implant nhưng đều không thấy có sự liên quan theo kết quả của các công thức thống kê nên không đưa vào phần mô tả kết quả trong nghiên cứu này, có lẽ cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn để có thể chỉ ra được sự liên quan giữa các yếu tố trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3009
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.