Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3006
Title: | “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân cấp cứu đường thở điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ năm 2017 đến năm 2020” |
Authors: | SENGPHOI, KHOUNPHACHANE |
Advisor: | PHẠM TRẦN, ANH |
Keywords: | Tai mũi họng |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Tình trạng cấp cứu đường thở bao gồm các bệnh lý cấp tính gây tắc nghẽn đường thở trong đó có các bệnh lý tai mũi họng như: viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh quản cấp hạ thanh môn, áp xe vùng họng-thanh quản, dị vật đường thở, khối u hạ họng, khối u thanh quản, chấn thương thanh khí quản, sẹo hẹp thanh khí quản… Tất cả trường hợp gây tắc nghẽn đường thở đều có thể đe dọa tính mạng. Trong đó, một số trường hợp như: dị vật đường thở, viêm thanh thiệt cấp (do virus, hít phải khí độc) và chấn thương khí quản là các bệnh lý có nguy cơ diễn biến nhanh và đột ngột, thường xuyên phải can thiệp đường thở khẩn cấp. Trên thực tế, nếu tình trạng cấp cứu đường thở không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến diễn biến tối cấp như suy hô hấp cấp và tử vong hoặc các biến chứng cấp tính và mạn tính nặng khác như viêm phổi, áp xe thanh quản, áp xe trung thất, sẹo hẹp thanh khí quản... Nghiên cứu của Kitcher và cộng sự1 cho thấy tỉ lệ tử vong là 20% ở bệnh nhân áp xe vùng họng, 10% ở bệnh nhân viêm thanh thiệt cấp, 10% ở bệnh nhân dị vật đường thở. Nghiên cứu của tác giả Somnath Saha và cộng sự2 tại bệnh viện Kolkata cho thấy trên 15317 bệnh nhân nhập viện trong thời gian nghiên cứu có 28 trường hợp tử vong vì dị vật đương thở. Trên bệnh nhân có tình trạng cấp cứu đường thở, việc đánh giá và xử trí ban đầu nhằm đảm bảo thông khí có vai trò sống còn đối với bệnh nhân. Có nhiều phương pháp xử trí tình trạng ban đầu như các phương pháp điều trị nội khoa (thở oxy, chống viêm, kháng sinh…), các biện pháp can thiệp đường thở (đặt nội khí quản, mở khí quản, cắt khối u…). Kết quả xử trí ban đầu cấp cứu đường thở phụ thuộc vào bản chất của bệnh, tình trạng tắc nghẽn đường thở, các bệnh lý phối hợp và điều kiện của cơ sở y tế. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới với điều kiện tự nhiên nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi phát triển các bệnh lý tai mũi họng. Nghiên cứu của Trần Duy Ninh năm 2001 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tại 7 tỉnh phía Bắc là 63,6% 3. Trong đó, nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng cấp cứu đường thở. Nhằm cung cấp thông tin cho bác sĩ lâm sàng trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh nhân có tình trạng cấp cứu đường thở. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân cấp cứu đường thở điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ năm 2017 đến năm 2020” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh nhân cấp cứu đường thở tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 06/2017 đến 06/2020. 2. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị cấp cứu đường thở tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 06/2017 đến 06/2020. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3006 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS0780.pdf Restricted Access | 2.22 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.