Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3003
Nhan đề: | "Kết quả điều trị mày đay mạn tự phát bằng colchicin kết hợp với desloratadin" |
Tác giả: | NGÔ THỊ, MINH NGUYỆT |
Người hướng dẫn: | PHẠM THỊ, LAN |
Từ khoá: | Da liễu |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Tóm tắt: | Mày đay (Urticaria) được định nghĩa là sự xuất hiện của sẩn phù và/hoặc phù mạch.1 Theo Vestergaard (2015), sẩn phù được đặc trưng bởi ba điểm: một là sẩn, ban đỏ; hai là cảm giác ngứa, bỏng; ba là xuất hiện và mất đi trong 1-24h.2 Theo Mạng lưới châu Âu về Dị ứng và hen suyễn toàn cầu (GA2LEN-2018), mày đay cấp tính (Acute urticaria) là tình trạng xuất hiện sẩn phù có hoặc không kèm theo phù mạch dưới 6 tuần, còn mày đay mạn tính (Chronic urticaria) là diễn biến trên 6 tuần.1 Ngoài ra, trong mày đay mạn tính, một số tác giả còn phân biệt giữa mày đay mạn tính tự phát (Chronic spontaneous urticaria) và mày đay mạn tính có căn nguyên (Chronic inducible urticaria).2 Nghiên cứu cho thấy có khoảng 80% trường hợp mày đay mạn tính không xác định được nguyên nhân, bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.3,4 Trên thế giới, tỉ lệ mắc mày đay mạn tính ước tính từ 0,5-1,5% dân số, trong đó mỗi năm có thêm 1,4% người mắc mới5. Tại Việt nam, theo Nguyễn Năng An và cộng sự, tỷ lệ mày đay trong cộng đồng là 11,7.6 Theo Zuberbier và cs(2012), mày đay mạn tính tự phát gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt trong thập kỉ thứ ba và thứ tư của cuộc đời.7 Các nghiên cứu cho thấy, mày đay mạn tính tự phát không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Đồng thời có mối liên quan giữa mày đay mạn tính tự phát và các bệnh lý khác dựa trên cơ chế bệnh sinh tương tự viêm tuyến giáp tự miễn.5 Nhiều nghiên cứu gần đây đề xuất rằng mày đay mạn tính tự phát có thể là một tình trạng tự miễn dịch5. Theo Bracken và cs (2019), có khoảng 50% mày đay mạn tính tự phát có liên quan đến nguyên nhân tự miễn.5 Nghiên cứu của Machura (2013) cho thấy mày đay cấp tính tự phát ở trẻ em có liên quan đến Interleukin1- β và Interleukin.8 Do đó, nhiều tác nhân ức chế miễn dịch liên đã được sử dụng như nghiên cứu của tác giả cho thấy, ligelizumab có hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh. Colchicin là một thuốc chống viêm kinh điển đã được sử dụng hơn 100 năm qua trong các bệnh lý như gút, sốt Địa trung hải, viêm ngoại tâm mạc.9 Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy colchicin có hiệu quả trong điều trị mày đay mạn tính, viêm mạc dưới da và vảy nến. Nghiên cứu của Pho và cs (2011) cho thấy colchicin hiệu quả và an toàn trong điều trị mày đay mạn tính đã thất bại với liệu pháp kháng histamin thông thường và corticosteroid.10 Do đó, hướng dẫn quốc tế năm 2018 của Hội Dị ứng Châu Âu khuyến nghị bên cạnh tăng liều kháng histamin gấp 2, gấp 4 lần, cần xem xét kết hợp các thuốc khác như dapsone, colchicin, thậm chí ức chế miễn dịch như methotrexate.1 Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Kết quả điều trị mày đay mạn tự phát bằng colchicin kết hợp với desloratadin" với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh mày đay mạn tính tự phát bằng uống colchicin kết hợp với desloratadin. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị bệnh mày đay mạn tính tự phát bằng colchicin kết hợp desloratadin. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3003 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
20THS0772.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.88 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.