Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2996
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN U TỦY THƯỢNG THẬN
Tác giả: PHÙNG QUỐC, TOẢN
Người hướng dẫn: Nguyễn Khoa, Diệu Vân
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: U tủy tuyến thượng thận là khối u phát triển từ các tế bào ưa crôm của tủy thượng thận thường sản xuất ra một hoặc nhiều loại catecholamin: adrenaline, noradrenaline và dopamin. Các hormon này có tác dụng giống như khi kích thích thần kinh giao cảm, chúng gây co hầu hết các mạch máu của cơ thể và làm tăng hoạt động của tim. Trong điều kiện sinh lý, các hormon này được tiết ra một cách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể giúp cơ thể giữ được sự cân bằng. Tuy nhiên, u tủy tuyến thượng thận gây ra tình trạng tăng tiết hormon catecholamin dẫn đến những tác động xấu, đặc biệt lên hệ tim mạch1. Triệu chứng của những bệnh nhân u tủy tuyến thượng thận rất thay đổi, từ các triệu chứng không điển hình đến các triệu chứng điển hình là cơn tăng huyết áp và các triệu chứng nặng trên lâm sàng đe dọa tính mạng. Do đó, bệnh nhân u tủy tuyến thượng thận nhiều khi bị bỏ qua1-2. Chính vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh nhiều khi chậm chễ và khó khăn. Các xét nghiệm giúp cho chẩn đoán u tủy tuyến thượng thận là định lượng catecholamine máu hoặc nước tiểu 24h1-4. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể làm được. Chính vì vậy, việc nắm được rõ các triệu chứng lâm sàng có thể giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời u tủy tuyến thượng thận. Điều trị u tủy tuyến thượng thận gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Năm 1926, S. Roux và C. Mayo là những người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật u tuyến thượng thận, mở ra khả năng điều trị bệnh lý các u tuyến thượng thận. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về phương tiện phẫu thuật, cũng như gây mê hồi sức, phẫu thuật điều trị u thượng thận đã ngày càng được thực hiện rộng rãi và mang lại kết quả tốt. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận đã được Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Biểu Triều và Lê Ngọc Từ thực hiện5. Phẫu thuật nội soi ổ bụng trong điều trị u tủy tuyến thượng thận đã được ứng dụng từ rất sớm và đã đem lại những thành công6, 7. Tuy nhiên, điều trị nội khoa trước, trong và sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng giúp phẫu thuật được thực hiện thuận lợi. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam thường tập trung vào các u vỏ tuyến thượng thận, chưa có nhiều nghiên cứu về u tủy tuyến thượng thận. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân u tủy thượng thận” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân u tủy thượng thận. 2. Nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân u tủy thượng thận trên.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2996
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0775.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.2 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.