Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2995
Title: “Khảo sát nồng độ dấu ấn ung thư gan PIVKA-II và AFP-L3 ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan có HBsAg (+)”.
Authors: NGUYỄN VIẾT, NAM
Advisor: NGUYỄN KIM, THƯ
Keywords: Truyền nhiễm
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm vi rút viêm gan B (Hepatitis B Vi rút = HBV) vẫn còn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới ước tính có trên 2 tỷ người đã từng hay đang bị nhiễm HBV, khoảng 400 triệu người mang HBV mạn (HBV carier), trong đó 75% là người châu Á 1. Hàng năm, có gần 1 triệu người chết do những bệnh lý liên quan đến nhiễm HBV như xơ gan, ung thư gan. HBV lây nhiễm gấp 100 lần so với HIV 2. HBV là một yếu tố gây ung thư đứng hàng thứ 2 sau thuốc lá, là nguyên nhân gây ra 60-80% trường hợp ung thư gan nguyên phát và 50% trường hợp xơ gan 3. Vì thế, mặc dù chương trình chủng ngừa hiệu quả rộng rãi trong thời gian qua đã giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HBV cấp trong nhiều nước, nhưng nhiễm HBV cho đến nay vẫn còn là một nguyên nhân quan trọng gây mắc bệnh và tử vong. Hiện tại chúng ta có nhiều thuốc để điều trị viêm gan vi rút B (VGVRB) mạn với mục đích ức chế lâu dài nồng độ HBV DNA trong huyết thanh để có thể ngăn ngừa tiến triển đến xơ gan, ung thư tế bào gan nguyên phát (hepatocellular carcinoma = HCC) và tử vong. Quyết định khi nào điều trị, điều trị như thế nào, tiến triển ung thư hóa ra sao … vẫn còn là những câu hỏi hóc búa đối với bác sĩ lâm sàng. Tỷ lệ sống nói chung của bệnh ung thư gan trong vòng 5 năm khoảng 9%. Nếu ung thư gan được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu, khoảng 19% bệnh nhân có khả năng sống từ 5 năm trở lên. Tuy nhiên hiện chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu 4, 5. Khoảng 26% trường hợp được chẩn đoán khi bệnh đã vào giai đoạn 2, lúc này khả năng điều trị cũng như tiên lượng sống của bệnh nhân thường xấu và không khả quan 6. Vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư gan ở bệnh nhân viêm gan vi rút B có xơ gan là rất quan trọng và cấp thiết. Hiện nay việc tầm soát ung thư gan dựa trên xét nghiệm AFP và phát hiện sớm khối u trên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm gan, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Tuy nhiên kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện ung thư khi đã xuất hiện các khối u. Vì vậy thầy thuốc luôn trăn trở tìm ra các dấu ấn sinh học, miễn dịch (do tế bào ung thư tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, thậm chí trước cả khi xuất hiện khối u để tư vấn và tầm soát sớm khối u cho bệnh nhân. Chính vì thế hiệp hội gan mật Nhật Bản (JSH), từ năm 2008 đã đưa ra hướng dẫn tầm soát ung thư gan bằng cách sử dụng thêm các dấu ấn khác: PIVKA-II (protein induced by vitamin K absence or antagonist II) và AFP có ái lực với Lectin (AFP-L3) làm tăng khả năng chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị của ung thư gan. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh viện đầu ngành trong quản lý và điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn, có đầy đủ trang thiết bị xét nghiệm. Đây cũng là một trong số ít bệnh viện tuyến trung ương có thể làm được xét nghiệm đánh giá nồng độ PIVKA-II và AFP-L3 trả kết quả sớm trong ngày. Do đó tôi xin thực hiện nghiên cứu: “Khảo sát nồng độ dấu ấn ung thư gan PIVKA-II và AFP-L3 ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan có HBsAg (+)”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát thay đổi nồng độ dấu ấn ung thư gan PIVKA-II, AFP-L3 ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan có HBsAg (+). 2. Tìm hiểu mối tương quan của chỉ số AFP-L3 và PIVKA-II với AFP ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan có HBsAg (+).
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2995
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0771.pdf
  Restricted Access
1.86 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.