Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2989
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BASEDOW TÁI PHÁT
Authors: NGUYỄN THỊ, PHƯƠNG THÚY
Advisor: NGUYỄN QUANG, BẢY
Keywords: Nội khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Basedow là một bệnh nội tiết khá thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới, là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp, chiếm 60 – 80% các trường hợp nhiễm độc giáp1. Bệnh được định nghĩa là bệnh tự miễn, đặc trưng bởi sự lắng đọng kháng nguyên tuyến giáp – Tế bào T đặc hiệu đối với thụ thể TSH tạo ra kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) trên bề mặt tế bào. Tự kháng thể có tác dụng hoạt hóa thụ cảm thể của TSH dẫn đến phì đại nhu mô tuyến giáp, tăng tổng hợp và giải phóng Hormone tuyến giáp1–3. Bệnh Basedow có thể gây những biến chứng nặng về tim mạch, mắt, cơn bão giáp, suy kiệt ... nhưng nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm giảm được tỉ lệ các biến chứng trên cho người bệnh. Hiện có 3 phương pháp chính điều trị bệnh như điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp, điều trị bằng Iode phóng xạ. Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cho đến nay vẫn được coi là lựa chọn chính, đầu tiên trong điều trị bệnh Basedow4. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau khi điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp đã về bình thường nhưng khi ngừng thuốc bệnh tái phát lại gây khó khăn cho thầy thuốc và hoang mang cho bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Diagne N trên 108 bệnh nhân tỷ lệ bệnh Basedow tái phát sau điều trị nội khoa là 57%5 , theo Lin Liu nghiên cứu trên 306 bệnh nhân tỷ lệ tái phát bệnh sau khi điều trị nội khoa là 53,9%6. Schleusener H nghiên cứu trên 451 bệnh nhân Basedow tỷ lệ tái phát sau điều trị nội khoa là 30-67%. Theo Thái Hồng Quang, tỉ lệ này là 18-69% 2. Theo Abraham P, tỷ lệ tái phát sau điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là 40 – 50%7. Nghiên cứu của Alexander trên 261 bệnh nhân điều trị 131I sau 1 năm, tỉ lệ cường giáp lại là 14%. Theo nghiên cứu của T Okamoto trong 5 năm, tỉ lệ cường giáp tái phát sau phẫu thuật là 16,2% và thời gian tái phát chủ yếu gặp sau 36 tháng phẫu thuật8. Khi đã tái phát bệnh thì điều trị nội khoa không được khuyến cáo tiếp tục điều trị mà sẽ chuyển sang phẫu thuật hoặc điều trị bằng131I vì điều trị nội khoa tiếp bệnh nhân sẽ đáp ứng kém và dễ tái phát lại. Tại Việt Nam, điều trị Basedow bằng phương pháp nội khoa là phổ biến nên tỷ lệ bệnh tái phát có thể cao hơn và điều trị Basedow tái phát cũng khó khăn hơn. Hiện chưa có số liệu về tỷ lệ tái phát, cách thức điều trị cũng như đặc điểm của các bệnh nhân Basedow tái phát Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Basedow ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng những nghiên cứu để nhận diện một số đặc điểm của người bệnh Basedow tái phát sau khi ngừng điều trị và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tái phát của bệnh ít nhất là ở Việt Nam. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Basedow tái phát”, với hai mục tiêu: 1. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Basedow tái phát. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ tái phát bệnh Basedow ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2989
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0766.pdf
  Restricted Access
1.07 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.