Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2974
Nhan đề: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY ĐÃ BỊ BỎ SÓT CHẨN ĐOÁN
Tác giả: TRIỆU THỊ, XUÂN
Người hướng dẫn: Vũ Trường, Khanh
Từ khoá: Nội khoa
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến, đứng hàng đầu trong các loại ung thư đường tiêu hóa, hàng năm trên thế giới có khoảng 952000 trường hợp mới mắc, chiếm 6,8% tổng số các loại ung thư 1 và là một loại ung thư diễn biến xấu, tỷ lệ tử vong cao, số tử vong nam giới: 468900 ca/ năm, số tử vong nữ 254100 ca / năm 1. Ung thư dạ dày có tính chất vùng, tỷ lệ cao nhất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, tiếp sau đó là Đông Nam Á, Đông Âu1. Việt Nam thuộc khu vực có tỷ lệ mắc UTDD trung bình cao, với tỷ lệ mắc UTDD chuẩn hóa theo tuổi ở nam là 21,8 và ở nữ là 10,0 mỗi 100.000 dân 2 và trung bình mỗi năm có khoảng 12900 người chết vì căn bệnh này. Chính vì vậy ung thư dạ dày hiện nay là một mục tiêu tầm soát quan trọng và nội soi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán. Ở Nhật Bản, nội soi gần đây đã được chấp nhận như một công cụ chính trong tầm soát ung thư dạ dày, nội soi cũng là một phương tiện điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm (ESD). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhìn thấy ung thư đang phát triển trên nội soi và tỷ lệ bỏ sót của nó đã được thống kê ở rất nhiều nước. Năm 2014, một phân tích tổng hợp của Menon và cộng sự, được xuất bản trong cuốn Nội Soi Quốc Tế Mở, đã kiểm tra mức độ thường gặp của ung thư đường tiêu hóa bị bỏ sót trên nội soi 3, và ông đã định nghĩa: “ ung thư bị bỏ sót là ung thư chưa được phát hiện bởi nội soi được thực hiện trong vòng ba năm trước khi được chẩn đoán” dựa trên giả thuyết rằng, ung thư niêm mạc có thời gian nhân đôi trung bình là hai năm và thời gian diễn tiến tự nhiên của ung thư từ giai đoạn sớm sang giai đoạn tiến triển là ~ 44 tháng 4. Nghiên cứu kết luận rằng có khoảng 11,3% ung thư dạ dày bị bỏ sót trên nội soi trong vòng ba năm, một nghiên cứu khác ở Nhật Bản của Yalamarthi năm 2004 thì tỷ lệ ung thư dạ dày bị bỏ sót là ~ 9,8% 5. Tại Hàn Quốc theo một nghiên của Sung IK và cộng sự năm 2010 thì tỉ lệ này là ~ 30% 6. Ở một số nước phương Tây như Anh tỷ lệ này khoảng 8,3%-15%3. Ở Việt Nam các nghiên cứu đánh giá về nguyên nhân chẩn đoán muộn và tần suất ung thư dạ dày bị bỏ sót còn khá ít ỏi . Một nghiên cứu trong nước từ 2003 của tác giả Đỗ Đình Công cho thấy thời gian chẩn đoán chậm trễ trung bình là 11 tháng (đa số trong khoảng 6 tháng đến 1 năm) với 34 % trường hợp đã được nội soi dạ dày trước đó nhưng không xác định được bệnh 7, một nghiên cứu gần đây hơn (2016) của tác giả Hà Văn Đến lại cho thấy một tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên hơn ~ 64,5%8 và chưa có những phân tích chi tiết về nguyên nhân bỏ sót chẩn đoán. Nhằm xác định tần suất, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tìm hiều một số nguyên nhân bỏ sót chẩn đoán ung thư dạ dày mà chúng tôi thực hiện nghiên cứu này: “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư dạ dày đã bị bỏ sót chẩn đoán” với hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư dạ dày đã bị bỏ sót chẩn đoán. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nghi bỏ sót chẩn đoán ung thư dạ dày.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2974
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0747.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.82 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.