Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2972
Title: ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 128 DÃY TƯỚI MÁU NÃO TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
Authors: SOR, SOR SOTHEARY
Advisor: VŨ ĐĂNG, LƯU
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tàn phế thứ ba và nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thứ hai1, hiện nay vẫn là vấn đề sức khỏe toàn cầu chính2,3,với khả năng tăng trong tương lai do sự lão hóa dân số và thay đổi thói quen sức khỏe chủ yếu ở các nước đang phát triển4. Tại Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não cũng gia tăng. Đột quỵ bao gồm nhồi máu não và chảy máu não. Trong đó, nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp, là bệnh lý được gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn động mạch não cấp tính dẫn đến tình trạng suy giảm tức thời dòng máu nuôi tại vùng nhu mô não5,6. Nhồi máu não luôn là vấn đề thời sự của y học bởi đây là căn bệnh phổ biến, có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần, thực sự là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong những năm gần đay, nhờ các tiến bộ trong điều trị thiếu mau não, đặc biệt la điều trị theo cơ chế bệnh sinh để giải quyết nguyên nhân như tiêu sợi huyết bằng đường tĩnh mạch, đường động mạch hay lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đã mang lại những cải thiện đang kể về sự hồi phục lâm sàng. Vấn đề đặt ra là nhu mô não rất nhạy cảm với sự thiếu oxy, chỉ cần trong một thời gian ngắn không cung cấp đủ oxy các tế bào thần kinh sẽ mất chức năng, vì vậy việc điều trị ngay trong những giờ đầu là một trong những nhân tố quyết định thành công. Muốn điều trị được sớm không chỉ là nhiệm vụ của các nhà thần kinh học mà là sự phối kết hợp của các chuyen khoa như hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, bên cạnh đo còn phải kết hợp thông tin truyền thông để nang cao nhận thức người dân để họ có thể tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đối với chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có một phương pháp chẩn đoán sớm, nhanh và chính xác vùng nhồi mau, vị tri mạch não bị tắc va đánh giá tính trạng sống còn của nhu mo não để có phương phap điều trị thich hợp. Theo hướng dẫn hiệp hội đột quỵ Hoa kỳ năm 2019, trong điều trị nhồi máu não trong vòng 24H đầu với mục đích tái thông mạch tắc sớm gồm có 2 phương pháp chính: sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch với mốc thời gian khởi phát < 6H, đặc biệt là trong vòng 0 – 4,5H, và phương pháp điều trị can thiệp qua đường động mạch để lấy huyết khối bằng các dụng cụ cơ học với mốc thời gian 6 – 24H 7. Nhưng có nhiều trường hợp không xác định được mốc thời gian khởi phát, nên một số phương pháp hình ảnh học như cắt lớp vi tính tưới máu não, cộng hưởng từ được khuyến cáo để đánh giá mức độ tổn thương não thật sự của bệnh nhân để có hướng xử trí phù hợp 8 Trên cắt lớp vi tính tưới máu năo, có khả năng phân biệt vùng tổn thương nhồi máu thực sự (vùng lõi hay vùng tổn thương không hồi phục) và vùng nguy cơ (có khả năng hồi phục hay vùng tranh tối, tranh sáng - penumbra) giúp ích nhiều trong chẩn đoán cũng như trong tiên lượng nhồi máu não, để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thich hợp, giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho bệnh nhân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: Đặc điểm hình ảnh và vai trò chụp cắt lớp vi tính 128 dãy tưới máu não trong chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong, nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính 128 dãy tưới máu năo trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. 2. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính tưới máu năo 128 dãy trong phát hiện và đánh giá mức độ tổn thương nhồi máu máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2972
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0745.pdf
  Restricted Access
2.53 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.