Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2968
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 – 2020
Authors: NGUYỄN THỊ, HỒNG QUỲNH
Advisor: Bùi Mỹ, Hạnh
Keywords: Lao & bệnh phổi
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh lao là bệnh lưu hành trên toàn thế giới, nó đã tồn tại cùng với loài người từ ngàn năm trước. Với thời gian, bệnh này đáng lẽ đã được đẩy lùi nhưng đến cuối thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao không những không thuyên giảm mà có xu hướng gia tăng ở nhiều nước kể cả các nước phát triển. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm lao với 10 triệu người mắc lao mới mỗi năm 1. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao. Hiện nay, bệnh lao trên toàn thế giới đang có chiều hướng giảm trong khoảng thời gian dài, tốc độ giảm khoảng 2%/năm 1,2. Việt Nam hiện đang đứng thứ 16 trong nhóm 30 nước có số người bệnh lao cao nhất toàn cầu, đồng thời cũng đứng thứ 15 trong nhóm 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng trên thế giới 1. Lao màng phổi là thể bệnh gặp phổ biến trên lâm sàng. Theo các tác giả trên thế giới và Việt Nam tỷ lệ lao màng phổi trong các thể lao ngoài phổi là 25-27%. Theo WHO lao màng phổi xảy ra ở 4% các trường hợp mới được chẩn đoán bệnh lao và tần số của nó khác nhau giữa các nước 3. Gặp ở các độ tuổi, với thiếu niên và người trẻ tuổi gặp nhiều hơn. Thể lâm sàng hay gặp của lao màng phổi là tràn dịch thanh tơ, tự do, màu vàng chanh. Tiên lượng lâm sàng tốt, tuy nhiên vẫn gặp những biến chứng nặng nề như: viêm mủ màng phổi, ổ cặn màng phổi nếu chẩn đoán muộn và điều trị không đúng. Điều trị tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao gồm ba mục đích chính. Thứ nhất, ngăn cản sự tiến triển hoạt động của vi khuẩn lao; thứ hai, giảm triệu chứng tràn dịch màng phổi do lao và cuối cùng ngăn chặn sự tiến triển của xơ hóa, dày dính màng phổi 4–6. Di chứng hay gặp của tràn dịch màng phổi là dày dính màng phổi (DDMP), theo thống kê của Nguyễn Việt Cồ thấy tỉ lệ dày dính màng phổi sau TDMP do lao là 70% 7. Nguyễn Đình Kim (1994) đánh giá kết quả điều trị TDMP bằng Xquang thấy tỉ lệ dày dính màng phổi là 73,8%, trong đó có 2,5% di chứng đáng ngại 8. Vì vậy việc phục hồi chức năng hô hấp (CNHH) cho người bệnh là rất quan trọng vì góp phần làm giảm nguy cơ dày dính màng phổi, cải thiện chức năng hô hấp, giảm khó thở, đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về tác dụng của phục hồi chức năng hô hấp đối với sức khỏe nói chung và các bệnh hô hấp nói riêng. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh TDMP do lao. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 - 2020” nhằm hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 – 2020. 2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chức năng hô hấp của bệnh nhân tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 - 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2968
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0741.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.