Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2960
Title: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ HỖN HỢP TẾ BÀO GAN ĐƯỜNG MẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2014-2019
Authors: NGUYỄN VĂN, DINH
Advisor: TRỊNH HỒNG, SƠN
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật (CHC: Combined hepatocellular-cholangiocarcinoma) là một loại ung thư gan nguyên phát (UTGNP) hiếm gặp với các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của cả ung thư biểu mô tế bào gan (HCC: Hepatocellular carcinoma) và ung thư đường mật (CCA: Cholangio-carcinoma) [1], [2]. Bệnh lần đầu được mô tả vào năm 1903, sau đó được Allen và Lisa báo cáo một cách toàn diện vào năm 1949 [12]. Tỷ lệ mắc CHC trên thế giới dao động từ 1-3% trong tổng số các ung thư gan nguyên phát [49], [50], [51], [52]. Tại Mỹ một nghiên cứu trên 22553 ca bệnh ung thư gan nguyên phát báo cáo tỷ lệ số bệnh nhân CHC là 282 ca (1,3%) [51], Tại Nhật Bản con số là 1,43% [51], Tại bệnh viện Mary Queen, Hồng Công, nghiên cứu từ năm 1995 đến 2014 của Ma Ka Wing cho thấy 50/1696 ca mắc CHC trong tổng số UTGNP đạt tỷ lệ 3%, nghiên cứu của Tian Mang Xin và cộng sự lại báo cáo một con số đáng ghi nhận là 7,42% bệnh nhân xác định mắc CHC trong tổng số 3369 bệnh nhân chẩn đoán UTGNP được phẫu thuật tại bệnh viện Trung Sơn (Trung Quốc) từ năm 1993 đến 2014. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) nhưng CHC lại có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây [2], [33], [50], [51], [52]. Ở Việt Nam, ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật còn là một vấn đề ít được quan tâm, chủ yếu được báo cáo nằm trong một nghiên cứu chung về ung thư gan nguyên phát, trong đó có báo cáo của Trịnh Hồng Sơn và cộng sự về 124 ca phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (từ 1992 đến 1996), có kết quả giải phẫu bệnh, tỷ lệ bệnh nhân CHC là 0,8% [35]. Các yếu tố nguy cơ đã biết của ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật bao gồm viêm gan virut B, C, xơ gan, và các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Chẩn đoán CHC còn là một thách thức vì các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và cận lâm sàng không đặc hiệu. Sinh thiết làm mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh [52], [53]. Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân CHC: hóa chất, xạ trị, đốt sóng cao tần, nút mạch chọn lọc khối u, tuy nhiên phẫu thuật vẫn là lựa chọn điều trị hàng đầu cho những trường hợp giai đoạn sớm: cắt bỏ phần gan có u kèm nạo vét hạch, thay ghép gan. Tính khả thi của phẫu thuật được quyết định bởi một số yếu tố bao gồm thể trạng (BMI), mức độ xơ gan (Child-pugh) và kích thước khối u. Một số các nghiên cứu sau đó cho thấy thời gian sống sau phẫu thuật của bệnh nhân mắc CHC tốt hơn CCA nhưng kém hơn so với HCC [3], [17], [51], [52], [53]. Thời gian sống của bệnh nhân sau phẫu thuật có liên quan trực tiếp đến tính triệt để của phẫu thuật, hạch di căn, loại phẫu thuật cắt gan, thể tích gan còn lại [3], [52]. Với mong muốn góp phần làm rõ hơn về triệu chứng để cải thiện khả năng chẩn đoán trước mổ và kết quả điều trị sau phẫu thuật của bệnh nhân CHC, em viết luận văn này với các mục tiêu: 1. Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật. 2. Kết quả điều trị phẫu thuật của ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2014-2019
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2960
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0733.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.