Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2943
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP RỐI LOẠN NUỐT KẾT HỢP MÁY VOCASTIM Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Tác giả: ĐOÀN THỊ, THANH HÀ
Người hướng dẫn: Phạm Văn, Minh
Từ khoá: Phục hồi chức năng
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Chấn thương sọ não (CTSN) nhất là CTSN nặng có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề, đây là vấn đề lớn của toàn ngành y tế và xã hội. Chấn thương sọ não gặp ở nhiều lứa tuổi, và do nhiều nguyên nhân.1 Ước tính rằng mỗi năm có 1,5 triệu người chết và hàng trăm triệu người cần được điều trị khẩn cấp. Hầu hết các CTSN xảy ra ở nam giới trong lứa tuổi trưởng thành. Tỷ lệ mắc CTSN rất khác nhau tùy theo lứa tuổi và giữa các quốc gia. Tỷ lệ mới mắc hàng năm gộp cho mọi lứa tuổi là 295/100.000. Tỷ lệ mới mắc chung cho mọi lứa tuổi là 349/100.000 người-năm.2 Tổn thương do chấn thương sọ não có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chấn thương hoặc muộn hơn. Để giảm tỉ lệ tử vong, biến chứng và di chứng do chấn thương sọ não chúng ta cần chăm sóc điều trị bệnh nhân ngay tại nơi tai nạn, trong bệnh viện, sau khi xuất viện 1. Bệnh nhân CTSN vừa và nặng có thể có các biến chứng khiếm khuyết về vận động – cảm giác, động kinh, rối loạn nuốt, suy giảm vận động chức năng… 3. Bệnh nhân CTSN thường xuất hiện rối loạn nuốt 4. Rối loạn nuốt được đặc trưng bởi những thay đổi trong quá trình nuốt, có thể gây ra tình trạng hít sặc, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác, dẫn đến tình trạng lâm sàng của bệnh nhân xấu đi 5. Biến chứng rối loạn nuốt xảy ra ở 27-30% bệnh nhân chấn thương sọ não 4. Nguy cơ tử vong do viêm phổi hít sặc cao gấp 38 lần nếu bệnh nhân không được điều trị phục hồi chức năng 6. Do vậy điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân CTSN là một vấn đề cần thiết để đảm bảo cho hạn chế viêm phổi do hít sặc, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước, rối loạn điện giải, giảm thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong. Điều trị rối loạn nuốt được y văn nhắc đến với nhiều phương pháp khác nhau và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phương pháp điều trị rối loạn nuốt bao gồm can thiệp xâm nhập, điều trị ngoại khoa, các bài tập phục hồi chức năng, tư thế bù trừ và điện trị liệu 7. Theo các nghiên cứu trên thế giới việc kết hợp điều trị PHCN rối loạn nuốt với điện trị liệu dòng kích thích điện thần kinh cơ (NMES) mang lại kết quả tốt hơn là PHCN rối loạn nuốt đơn thuần 8. Tại các bệnh viện trong thời gian gần đây việc điều trị rối loạn nuốt sau chấn thương sọ não ngày càng được quan tâm. Bên cạnh việc điều trị bằng các bài tập nuốt còn kết hợp với điện trị liệu, điển hình là dùng dòng kích thích điện thần kinh cơ (NMES) của máy Vocastim. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về vấn đề điều trị rối loạn nuốt sau CTSN còn rất mới mẻ, chủ yếu chỉ đề cập đến mô tả tình trạng rối loạn nuốt và các biện pháp sàng lọc, chẩn đoán. Chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về hiệu quả của các bài tập nuốt kết hợp với dòng NMES ở bệnh nhân CTSN. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả can thiệp rối loạn nuốt kết hợp máy Vocastim ở bệnh nhân chấn thương sọ não”. Với hai mục tiêu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nuốt ở bệnh nhân chấn thương sọ não. 2. Đánh giá kết quả can thiệp rối loạn nuốt kết hợp máy Vocastim ở bệnh nhân chấn thương sọ não.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2943
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
20THS0727.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.66 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.