Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2939
Title: “Đánh giá kết quả điều trị khuyết búp ngón tay bằng vạt Atasoy”
Authors: ĐỖ QUANG, HƯNG
Advisor: TRẦN THIẾT, SƠN
Keywords: Phẫu thuật tạo hình
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bàn tay có vai trò đặc biệt quan trọng trên cơ thể, tham gia trực tiếp trong tất cả các hoạt động thường ngày của con người, thực hiện những động tác từ đơn giản đơn giản cho đến phức tạp, tinh tế. Vết thương ngón tay là một trong những tổn thương rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…Ngón tay được cấu tạo từ nhiều thành phần, khi tai nạn, tất cả các thành phần này đều có thể bị tổn thương, bao gồm da, cân cơ, cho đến xương, mạch máu, thần kinh. Vấn đề cần phải đặt ra là giải quyết tổn thương này một cách tổng thể để đảm bảo đạt được chức năng ngón tay tốt nhất. Vết thương ngón tay, đặc biệt là những tổn khuyết phần búp ngón, là tổn thương hay gặp nhất trong bệnh cảnh vết thương bàn tay. Theo Kawaiah (2020)1, hàng năm ở Mỹ có khoảng 45000 khuyết búp ngón tay được phẫu thuật. Những tổn thương này, nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng ngón tay, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi xử lý vết thương ngón tay, việc quan trọng và cũng khó khăn nhất là phải đảm bảo đầy đủ ba yếu tố chức năng, hình thái và thẩm mỹ2, trong đó, mục tiêu chức năng luôn phải đươc đặt lên hàng đầu. Để làm được việc này, phẫu thuật viên không chỉ cẩn những kiến thức ngoại khoa tổng quát, mà còn cần những kiến thức về chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật tạo hình. Trước đây, những vết thương bàn tay thường được các phẫu thuật viên coi là tiểu phẫu, là phẫu thuật cạnh bàn. Tuy nhiên, bây giờ quan niệm này đã thay đổi, những phẫu thuật này đã được đặt ở đúng vị trí của nó, với những bộ dụng cụ chuyên biệt, với những phẫu thuật viên chuyên khoa. Với những khuyết búp ngón tay, có nhiều phương pháp có thể áp dụng để sửa chữa tổn thương, nhưng không phải phương pháp nào cũng đạt được yêu cầu che phủ tốt tổn khuyết, bảo tồn được chiều dài ngón và chức năng cảm giác đầu ngón.3 Tranquilli-Leali là người đầu tiên sử dụng vạt tại chỗ dạng V-Y mặt gan ngón tay để che phủ tổn khuyết đầu ngón, được công bố từ năm 1935. Tuy vậy phải đến năm 1970, vạt này mới trở nên phổ biến nhờ Erdogan Atasoy. Từ đó đến nay, có nhiều tác giả áp dụng và tiếp tục hoàn thiện, phát triển kỹ thuật này. Vạt Atasoy được hầu hết các phẫu thuật viên tin dùng để che phủ tổn khuyết đầu ngón, nhất là những tổn khuyết ngang hoặc chéo mặt mu ngón bởi kỹ thuật này đơn giản, dễ thiết kế vạt, thời gian phẫu thuật nhanh, đạt được kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ.4 Tại Việt Nam, kỹ thuật này đã và đang được các phẫu thuật viên sử dụng nhiều, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về riêng vạt Atasoy, về đặc điểm tổn thương cũng như hiệu quả sau khi áp dụng điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Đánh giá kết quả điều trị khuyết búp ngón tay bằng vạt Atasoy” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các khuyết búp ngón tay được điều trị bằng vạt Atasoy. 2. Đánh giá kết quả điều trị khuyết búp ngón tay bằng vạt Atasoy.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2939
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0723.pdf
  Restricted Access
2.62 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.