Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2897
Nhan đề: đánh giá kết quả phẫu thuật một thì bằng đường dọc sau trực tràng điều trị dị tật hậu môn tiền đình tại bệnh viện nhi trung ương
Tác giả: nguyễn thị mai, phương
Người hướng dẫn: bùi đức, hậu
Từ khoá: hậu môn tiền đình
Năm xuất bản: 26/11/2021
Tóm tắt: Dị tật hậu môn - trực tràng (DTHMTT) là dị tật không có lỗ hậu môn, có hoặc không có đường rò từ ống hậu môn - trực tràng ra tầng sinh môn hoặc đường tiết niệu, cơ quan sinh dục1,2,3. DTHMTT là một trong những dị tật bẩm sinh hạy gặp ở trẻ, với tỉ lệ 1/2000 – 1/ 5000 trẻ sinh sống, ở trẻ nam và nữ tương đương nhau. Dị tật hậu môn tiền đình (HMTĐ) là thể loại hay gặp nhất trong các thể DTHMTT ở giới nữ, có đặc điểm giải phẫu là không có hậu môn, có lỗ rò phân nằm ở ngay sát phía sau vị trí gặp nhau của chân hai môi sinh dục bé, ngoài màng trinh 4,5. HMTĐ bao gồm 2 thể : không hậu môn rò trực tràng tiền đình ( thể trung gian) và không hậu môn rò hậu môn tiền đình ( thể thấp). Phần lớn dị tật này được chẩn đoán ở giai đoạn sớm ngay sau khi sinh, chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng 3,4. Từ trước tới nay đã có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị dị tật HMTĐ như phẫu thuật đường sau trực tràng (STT), phẫu thuật bằng đường tầng sinh môn. Phẫu thuật có thể được thực hiện một thì hoặc nhiều thì. Năm 1982, De Vries và Pena báo cáo phương pháp tạo hình hậu môn bằng đường STT trước xương cùng và phương pháp này đã trở thành phương pháp chính được các phẫu thuật viên áp dụng để điều trị dị tật hậu môn trực tràng. Trong đó có cả HMTD2,6. Ở Việt Nam, từ năm 1984 tại Khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Nguyễn Xuân Thụ và Nguyễn Thanh Liêm bắt đầu tiến hành mổ chữa DTHMTT bằng đường dọc STT cải tiến theo phương pháp của Pena bằng cách giữ nguyên hệ thống cơ thắt ngoài với kết quả khả quan 2,7. Báo cáo kết quả lâu dài của Nguyễn Thanh Liêm và Bùi Đức Hậu năm 2001 cho thấy chức năng đại tiện của bệnh nhi sau mổ DTHMTT theo phương pháp cải tiến này rất tốt. Tỷ lệ đại tiện rất tốt và tốt chiếm tới 58,3%, kết quả trung bình là 37,5%, kết quả xấu là 4,2% 8. Trước đây điều trị dị tật hậu môn tiền đình thường được phẫu thuật làm ba thì với thì thứ nhất làm hậu môn tạm, thì thứ hai tạo hình hậu môn, thì thứ ba đóng hậu môn tạm 5. Ngày nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều tác giả áp dụng phẫu thuật một thì để điều trị với dị tật HMTĐ. Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng đã áp dụng phương pháp phẫu thuật một thì để điều trị với dị tật HMTĐ bằng đường STT10. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm như bảo toàn được nguyên vẹn cơ thắt tăng khả năng kiểm soát đại tiện, thời gian nằm viện ngắn, chi phí kinh tế thấp hơn so với các kỹ thuật khác, tính thẩm mỹ cao do đường mổ nằm ở nếp liên mông. Tuy nhiên cho tới nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có nhiều nghiên cứu theo dõi, đánh giá kết quả một cách đầy đủ về cách tiếp cận này trong điều trị dị tật HMTĐ, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật một thì bằng đường dọc sau trực tràng điều trị dị tật hậu môn tiền đình tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hậu môn tiền đình được điều trị phẫu thuật một thì bằng đường sau trực tràng giai đoạn 2017 - 2020. 2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân trên
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2897
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2021THSnguyenthimaiphuong.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.48 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2021THSnguyenthimaiphuong.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
5.07 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.