Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2890
Title: Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR bằng TKI thế hệ 1
Authors: Vũ, Huyền Trang
Advisor: Nguyễn, Văn Hiếu
Trần, Văn Công
Keywords: ung thư phổi di căn não;TKI thế hệ 1
Issue Date: 2021
Abstract: Đặt vấn đề: Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Di căn não là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi. Các thuốc TKI có khả năng thấm qua hang rào máu não trong đó thế hệ 3 là tốt nhất, thế hệ 1 và 2 tương đương nhau. Do điều kiện kinh tế thì TKI thế hệ 1 vẫn là lựa chọn ở đa số bệnh nhân UTP di căn não có đột biến EGFR loại nhậy thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: - Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR. - Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của điều trị TKI thế hệ 1 có hoặc không kết hợp với xạ trị tại não trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 66 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR bằng TKI thế hệ 1 có kết hợp với xạ trị tại não hoặc không tại bệnh viện K từ tháng 10/2015 đến tháng 1/2021. 2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Bệnh nhân được chẩn đoán UTPKTBN loại ung thư biểu mô tuyến có đột biến gen EGFR mất đoạn exon 19 hoặc L858R exon 21 (thực hiện trên mẫu mô) bằng các kỹ thuật PCR, giải trình tự gen. Chẩn đoán di căn não được xác định bởi MRI sọ não. Tuổi từ 18 trở lên, chỉ số toàn trạng PS 0-2 (theo ECOG). Được điều trị TKI bước 1 bằng erlotinib 150 mg uống ngày 1 viên hoặc gefitinib 250 mg uống ngày 1 viên lần đầu có kết hợp với tia xạ tại não hoặc không. Thời gian điều trị ít nhất 2 tháng tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Bệnh nhân có tình trạng thần kinh được kiểm soát ổn định. 2.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác kèm theo. Bệnh nhân trước đó đã điều trị hóa trị, xạ trị cho giai đoạn tại chỗ, tại vùng trong vòng 12 tháng trước đó. Bệnh nhân được điều trị TKI trước khi phát hiện di căn não. Tổn thương di căn não đã được vi phẫu lấy u hoặc sinh thiết làm GPB. Những BN ngưng dùng thuốc (khi bệnh chưa có dấu hiệu tiến triển hoặc gặp tác dụng phụ trầm trọng) vì lý do chủ quan của BN và người nhà, BN từ chối hợp tác, không theo dõi được hoặc không được đánh giá đầy đủ trong quá trình điều trị. 2.3 Các bước tiến hành: Bước 1: Khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định UTPKTBN loại biểu mô tuyến di căn não có đột biến EGFR loại del exon 19 hoặc L858R exon 21, lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu. Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng. Các đặc điểm bao gồm: Tuổi, giới, tiền sử hút thuốc, lý do vào viện, triệu chứng thần kinh, chỉ số toàn trạng ECOG. Đặc điểm khối u nguyên phát và hạch vùng dựa trên CT. Đặc điểm di căn: Dựa trên SA, CT ổ bụng, MRI sọ não, xạ hình xương, PET-CT. Các chất chỉ điểm u: CEA, Cyfra 21-1 trong huyết thanh. Bước 2: Tiến hành điều trị Gefitinib 250mg/ngày hoặc Erlotinib 150mg/ngày ít nhất 2 tháng đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Tổn thương di căn não có thể được xạ toàn não hoặc xạ gamma knife trước đó. Bước 3: Đánh giá kết quả điều trị: dựa trên tiêu chuẩn RECIST 1.1. Đánh giá thời gian sống thêm: sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ: Dựa vào phân độ độc tính CTCAE 5.0 Kết quả và bàn luận 3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: - Tuổi trung bình là 55 ± 10,6 tuổi, tuổi trung vị là 58 tuổi. Tuổi cao nhất là 70 và thấp nhất là 27 tuổi. Nhóm người cao tuổi ( ≥60) chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,4%. - Tỷ lệ nam/nữ: 1/1. - Chỉ số toàn trạng : đa số bệnh nhân có toàn trạng tốt với PS 0-1 chiếm 89%. - Lý do vào viện thường gặp là ho kéo dài (45,5%), đau ngực (42,4%) và khó thở (19,7%). - Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng thần kinh là 43,9%, trong đó thường gặp nhất là hội chứng tăng áp lực nội sọ chiếm 31,8%. - Tỷ lệ bệnh nhân có di căn ngoài não chiếm 74,2% trong đó thường gặp nhất là xương và màng phổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 51,5% và 18,2%. - Tỷ lệ bệnh nhân có đột biến exon 19 chiếm 65,1%, đột biến exon 21 chiếm 34,9%. 3.2 Đánh giá đáp ứng điều trị và sống thêm - Tỷ lệ đáp ứng chung đạt 74,3%. Không có trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 94%. - Liên quan giữa đáp ứng và một số yếu tố: nhóm bệnh nhân có tác dụng phụ ban da có đáp ứng cao hơn nhóm còn lại. - Đáp ứng tại não đạt 78,8%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh tại thời điểm 3 tháng là 97%. Có 3% bệnh tiến triển tại mốc 3 tháng. Thời gian sống thêm không bệnh tiến tiển tại não trung vị là 11 tháng. Các yếu tố tiên lượng tốt với sống thêm không tiến triển là đột biến exon 19, PS 0-1, không hoặc di căn 1 cơ quan ngoài não, có đáp ứng tại thời điểm 3 tháng. Thời gian sống thêm toàn bộ trung vị là 16 tháng. Không có sự khác biệt về sống thêm không tiến triển và sống còn toàn bộ giữa điều trị TKI đơn thuần và kết hợp với xạ trị tại não. Tác dụng không mong muốn: ban da 59,1%; tăng men gan 12%; viêm móng 25,8%; tiêu chảy 12%. Hầu hết các tác dụng phụ ở độ I, II, ít gặp độ III, IV.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2890
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Vũ Huyền Trang. NT. Ung thư.docx
  Restricted Access
1.65 MBMicrosoft Word XML
Vũ-Huyền-Trang.-NT.-Ung-thư.pdf
  Restricted Access
2.75 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.